Các trader FX sử dụng dữ liệu ISM như thế nào?
Lê Hải Linh
Junior Analyst
Chỉ số sản xuất ISM đóng một vai trò quan trọng trong giao dịch ngoại hối, trong đó, dữ liệu ISM ảnh hưởng đến giá tiền tệ trên toàn cầu. Có thể nói, các chỉ số sản xuất, xây dựng và dịch vụ của ISM có thể mang lại đặc quyền cho các nhà giao dịch ngoại hối, điều này khiến cho việc hiểu dữ liệu này (và cách chuẩn bị cho sự kiện phát hành hàng tháng của nó) trở nên cần thiết.
ISM LÀ GÌ?
Viện Quản lý cung ứng (Institute for Supply Management - viết tắt ISM) đo lường hoạt động kinh tế từ mảng sản xuất và dịch vụ. Báo cáo ISM hàng tháng bao gồm các thông tin điển hình như sự thay đổi về mức độ sản xuất của các doanh nghiệp hay quốc gia.
Dữ liệu từ ISM là một chỉ báo đáng tin cậy cho các hoạt động kinh tế toàn cầu, và từ đó, cả giá trị của đồng tiền. Nền kinh tế của một quốc gia thường được xác định bởi chuỗi cung ứng của quốc gia đó, do đó, các báo cáo PMI sản xuất và phi sản xuất ISM công bố hàng tháng được các trader FX toàn cầu theo dõi sát sao.
Khảo sát ISM
ISM công bố ba khảo sát - sản xuất, xây dựng và dịch vụ - vào ngày làm việc đầu tiên mỗi tháng. Chỉ số PMI sản xuất được tổng hợp từ khảo sát 400 nhà quản lý mua hàng sản xuất. Năm thành phần của báo cáo sẽ được tổng hợp:
- Hàng tồn kho
- Việc làm
- Tốc độ giao hàng của nhà cung cấp
- Mức sản lượng
- Đơn đặt hàng mới từ khách hàng
Ngoài ra, báo cáo PMI xây dựng sẽ được công bố vào ngày làm việc thứ hai của tháng, và báo cáo PMI dịch vụ vào ngày làm việc thứ ba. Các trader FX sẽ đánh giá các báo cáo để xác định rủi ro tại trên thị trường.
BÁO CÁO ISM TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG FX NHƯ THẾ NÀO?
Báo cáo PMI sản xuất và phi sản xuất là các sự kiện gây biến động mạnh tại thời điểm công bố. Vì báo cáo dựa trên số liệu được thu thập trực tiếp từ các chuyên gia trong ngành nên các trader có thể xác định xem nền kinh tế Hoa Kỳ đang mở rộng hay thu hẹp - như dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp (NFP).
Thị trường FX phản ứng với thông tin này vì nó phần nào phản ánh sức khỏe nền kinh tế Mỹ:
CÁCH TRADER SỬ DỤNG DỮ LIỆU ISM
Các trader sẽ so sánh số liệu ISM với dự báo từ các nhà kinh tế. Nếu con số PMI thực tế cao hơn tháng trước và cao hơn dự báo, USD thường sẽ tăng.
EUR/USD giảm do dữ liệu tốt hơn mong đợi
Trong ví dụ trên, có thể thấy PMI vượt dự kiến đã khiến USD hồi phục so với EUR. Như đã thấy trong biểu đồ (EUR/USD – H1), chỉ số PMI sản xuất của ISM đạt mức cao hơn so với tháng trước tại 54.9.
Khi một báo cáo kinh tế vượt kỳ vọng, biến động mạnh có thể diễn ra ngay sau đó. Trong trường hợp này, EUR/USD đã giảm 150 pip trong vài giờ. Các trader thường chọn EUR như một phương án chống lại USD để tận dụng dòng vốn giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Eurozone có thị trường vốn thanh khoản cao, có thể hấp thụ làn sóng vốn khổng lồ từ Mỹ. Chỉ số PMI phi sản xuất kém khả quan của Mỹ thường khiến USD bị bán tháo và EUR tăng giá. Trong trường hợp số liệu được công bố giống với dự báo và/hoặc không thay đổi so với tháng trước, USD có thể không phản ứng gì.
Chỉ số PMI trên 50 cho thấy nền kinh tế đang mở rộng, dưới 50 cho thấy nền kinh tế đang thu hẹp. Nếu PMI đạt dưới 50 trong hai tháng liên tiếp, nền kinh tế có thể được coi là đang suy thoái.
Tập đoàn Markit cũng sẽ công bố báo cáo PMI khu vực Eurozone.