[Hướng dẫn quản lý rủi ro thực tiễn] Hướng dẫn toàn diện về tỷ lệ Risk : Reward (Rủi ro : Lợi nhuận).
Uông Quang
Manager, Technical Analyst
Hướng dẫn về tỷ lệ Risk : Reward và cách quản lý rủi ro dành cho forex trader.
Là một trader mới tham gia thị trường, có lẽ bạn đã không ít lần được nghe một ai đó nói về tỷ lệ Risk : Reward (R:R), đại loại như: “bạn cần có một tỷ lệ R:R tốt lớn hơn 1” hoặc “các trader chuyên nghiệp thường có tỷ lệ R: R tối thiểu là 1:2”,… Tuy nhiên, đó chỉ là một mặt của vấn đề.
Bạn có thể tìm các lệnh với 1 tỷ lệ R:R là 1:2 và vẫn là 1 trader thua lỗ ổn định (và tôi sẽ chứng minh cho bạn ngay sau đây). Tương tự, bạn có thể tìm các lệnh với 1 tỷ lệ risk-reward nhỏ hơn 1 và vẫn có lợi nhuận ổn định. Tại sao? Trong bài này, tôi sẽ cho bạn bức tranh tổng thể vì vậy bạn sẽ hiểu cách sử dụng tỷ lệ risk-reward đúng cách. Đây là những gì chúng ta sẽ thảo luận:
- Tỷ lệ risk-reward bản chất là gì?
- Bí mật để tìm ra lợi thế của bạn (gợi ý: chỉ có tỷ lệ risk-reward là không đủ)
- Cách đặt cắt lỗ thích hợp và xác định hạn mức rủi ro.
Tỷ lệ Risk-Reward bản chất là gì?
Tỷ lệ risk-reward đo lợi nhuận tiềm năng của bạn là bao nhiêu với mỗi USD bạn rủi ro. Ví dụ:
Nếu bạn có tỷ lệ risk-reward là 1:3, nghĩa là bạn đang rủi ro 1 $ để có thể kiếm về 3 $.
Nếu bạn có tỷ lệ risk-reward là 1:5, nghĩa là bạn đang rủi ro 1 $ để có thể kiếm về 5 $. Bạn hiểu ý tôi chứ? Bây giờ thì đây là lời nói dối lớn nhất bạn từng nghe về tỷ lệ risk-reward
“Bạn cần tỷ lệ risk reward tối thiểu là 1:2.” Tại sao? Vì tỷ lệ risk-reward đứng 1 mình là vô nghĩa. Đây là ví dụ:
Giả sử bạn có tỷ lệ risk reward là 1:2 (với mỗi lệnh bạn thắng, bạn kiếm 2 $). Nhưng, tỷ lệ thắng của bạn là 20%. Vậy với 10 lệnh, bạn có 8 lệnh thua và 2 lệnh thắng.
Làm toán nhé …
Tổng Thua Lỗ = 1 $ * 8 = -8 $
Tổng Kiếm Được = 2 $ * 2 = 4 $
Thua lỗ thuần = -4 $
Bây giờ thì tôi hi vọng bạn hiểu tỷ lệ risk reward đứng 1 mình là 1 thước đo vô nghĩa. Thay vì vậy, bạn phải kết hợp tỷ lệ risk-reward với tỷ lệ thắng của bạn để biết liệu mình sẽ kiếm tiền trong dài hạn không (còn gọi là mức kỳ vọng giao dịch của bạn).
Bí mật để tìm ra lợi thế của bạn (gợi ý: chỉ có tỷ lệ risk-reward là không đủ)
Nó đây …
E = [ 1 + ( W / L ) ] x P – 1
Trong đó:
W là số tiền trung bình khi bạn thắng
L là số tiền trung bình khi bạn thua
P là tỷ lệ thắng
Đây là ví dụ: Bạn vào 10 lệnh. 6 lệnh thắng và 4 lệnh thua. Điều này nghĩa là tỷ lệ thắng của bạn là 6/10 hay 60%.
Nếu 6 lệnh thắng mang lại cho bạn lợi nhuận 3.000 $, thì số tiền thắng trung bình của bạn là 3.000 $ / 6 = 500 $.
Nếu 4 lệnh thua của bạn là 1.600 $, thì số tiền thua trung bình của bạn là 1.600 $ / 4 = 400 $.
Tiếp theo, áp dụng các con số trên vào công thức tính kỳ vọng:
E = [ 1 + ( 500 / 400 ) ] x 0,6 – 1 = 0,35 hay 35%.
Trong ví dụ này, kỳ vọng của chiến lược giao dịch của bạn là 35% (1 mức kỳ vọng dương).
Điều này nghĩa là chiến lược giao dịch của bạn sẽ kiếm về 0.35 USD trên mỗi USD bạn giao dịch trong dài hạn. Vậy đây là sự thật:
Không có điều gì kiểu như: “tỷ lệ risk reward tối thiểu là 1:2”.
Vì bạn có thể có tỷ lệ risk reward là 1:0.5, nhưng nếu tỷ lệ thắng của bạn đủ cao… thì bạn sẽ vẫn có lợi nhuận trong dài hạn. Thước đo quan trọng nhất trong việc giao dịch không phải là tỷ lệ risk reward hay tỷ lệ thắng. Đó là kỳ vọng giao dịch của bạn.
Cách đặt cắt lỗ phù hợp và xác định hạn mức rủi ro
Khi vào một lệnh giao dịch, bạn sẽ không muốn đặt cắt lỗ mở 1 mức cố định (như 100, 200, hay 300 pip) phải không? Vì rõ ràng nó quá cứng nhắc và không hợp lý.
Thay vào đó, bạn muốn dựa vào cấu trúc của giá như 1 rào cản để tìm điểm cắt lỗ. Một vài gợi ý về nơi đặt mức cắt lỗ hợp lý:
- Hỗ trợ và Kháng cự
- Đường trendline
- Đường MA
Tiếp theo, bạn phải có khối lượng giao dịch chính xác vì bạn không muốn thua lỗ 1 phần lớn vốn cho một lệnh giao dịch. Đây là công thức tính:
Khối lượng giao dịch = Số tiền rủi ro bạn chấp nhận / (khoảng cắt lỗ * giá trị pip)
Ví dụ:
Số tiền rủi ro bạn chấp nhận là 100 $ mỗi lệnh
Khoảng cắt lỗ của bạn là 200 pip
Giá trị mỗi pip là 10 $ (con số này thay đổi theo cặp tiền bạn giao dịch)
Điền số vào công thức và bạn có …
Khối lượng giao dịch = 100 / (200 * 10) = 0.05 lot
Điều này nghĩa là nếu bạn rủi ro 100 $ mỗi lệnh và khoảng cách tới cắt lỗ của bạn là 200 pips, thì bạn chỉ được giao dịch tối đa 0.05 lot.
Với cách tính toán này, hy vọng các bạn sẽ quản lý rủi ro và vào lệnh hiệu quả hơn.
Happy Trading !!