IMF: Đồng đô la mạnh có thể "tiếp sức" cho Covid-19 trong việc làm trầm trọng hóa thương mại toàn cầu!
Trong một báo cáo hôm thứ Hai, IMF cho biết rằng sự tăng giá của đồng USD đối với nhiều thị trường mới nổi trong giai đoạn đại dịch có thể không làm tăng nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của các nước đó.
- Nhiều mặt hàng xuất khẩu của các nước được định giá bằng đô la Mỹ, bao gồm cả dầu.
- IMF cho biết: "Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy phần lớn các giao dịch toàn cầu được giao dịch bằng một vài loại tiền tệ, đáng chú ý nhất là đồng đô la Mỹ".
- "Sự mạnh lên trên toàn cầu của đồng đô la Mỹ có khả năng khuếch đại sự sụt giảm ngắn hạn trong hoạt động kinh tế và thương mại toàn cầu", IMF cho biết.
Sự mạnh lên trong giai đoạn đại dịch của đồng Dollar Mỹ thực ra lại có thể ngăn các thị trường mới nổi thu hút được nhiều nhu cầu hơn đối với hàng hóa xuất khẩu của họ vì rất nhiều trong số đó được định giá bằng đô la, IMF cho biết vào hôm thứ Hai.
Trong một ghi chú gọi là "Những đồng tiền thống trị và Phán quyết bên ngoài", IMF lưu ý rằng sự thống trị của đồng USD như là một loại tiền tệ toàn cầu có thể tác động đến cách thức hoạt động thương mại trên toàn thế giới và có khả năng khiến cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu từ đại dịch Covid-19 trở nên khó khăn hơn.
"Sự phổ biến của các loại tiền tệ thống trị như đồng đô la Mỹ trong các quyết định về giá của các công ty thay đổi cách thức phản ứng của dòng chảy thương mại đối với tỷ giá hối đoái", báo cáo lưu ý.
"Sự vượt trội của đồng đô la Mỹ trong thương mại và tài chính có khả năng khuếch đại tác động của cuộc khủng hoảng COVID," các tác giả của báo cáo cho biết.
Thông thường khi đồng đô la tăng giá so với các loại tiền tệ khác, điều đó sẽ khiến các loại hàng hóa được định giá bởi đồng tiền khác trở nên rẻ hơn đối với người Mỹ. Những tháng gần đây, đồng đô la đã tăng giá so với một số loại tiền tệ thị trường mới nổi trong đại dịch, làm tăng hy vọng rằng điều này sẽ làm cho hàng hoá xuất khẩu của các quốc gia có tiền tệ yếu sẽ trở nên hấp dẫn hơn.
Ví dụ, đồng đô la Mỹ đã tăng giá gần 5% so với đồng Rupee của Ấn Độ kể từ đầu năm. Một USD hiện có giá trị 74,75 INR.
Nhưng đồng USD cũng là loại tiền được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới và là loại tiền dự trữ hàng đầu của thế giới, có nghĩa là bất kỳ sự mất giá nào đều khó có thể thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu của thị trường mới nổi, IMF cho biết.
Sự ra đời của đồng Euro "ban đầu làm giảm" sự thống trị của đồng đô la Mỹ, nhưng đồng bạc xanh chắc chắn vẫn là loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất trên thế giới.
Mô hình tiền tệ thống trị!
IMF lưu ý: "Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy phần lớn giao dịch toàn cầu được thanh toán bằng một vài loại tiền tệ mà trong đó phần lớn là đô la Mỹ - một tính năng được đặt tên là Định giá tiền tệ thống trị hoặc Mô hình tiền tệ thống trị."
"Tỷ lệ thanh toán thương mại được tính bằng USD trên khắp các quốc gia vượt xa tỷ lệ thương mại của họ với Mỹ. Điều này đặc biệt đúng ở thị trường mới nổi và các nền kinh tế phát triển và, trong bối cảnh vai trò ngày càng tăng của họ trong nền kinh tế toàn cầu, ngày càng phù hợp với hệ thống tiền tệ quốc tế", IMF cho biết.
Điều này có nghĩa là nếu giá xuất khẩu được thiết lập bằng đô la Mỹ hoặc Euro, sự mất giá tiền tệ của một quốc gia không nhất thiết làm cho hàng hóa và dịch vụ rẻ hơn đối với người mua nước ngoài, "do đó tạo ra ít động lực để tăng nhu cầu", IMF giải thích.
Sự phổ biến của mô hình định giá tiền tệ thống trị (Dominant Currency Pricing) có nghĩa là sự thúc đẩy nền kinh tế trong nước khi tiền tệ mất giá có thể chỉ mang tính chất ngắn hạn.
Một ví dụ điển hình của việc này là Petrodollars, đó là khi mà một quốc gia xuất khẩu dầu được người mua dầu của họ trả đô la Mỹ.
Petrodollar đã được đưa ra từ giữa những năm 1970 khi giá tăng lên mức kỷ lục. Nó được phát minh để giúp giữ giá dầu ổn định. Ban đầu hệ thống này chỉ bao gồm các quốc gia từ Trung Đông, nhưng đã được mở rộng cho các thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các quốc gia khác trong vài năm qua.
Sự tăng giá của đồng USD so với các loại tiền tệ của các quốc gia khác cũng có nghĩa là sự giảm giá của đồng tiền của những quốc gia khác sẽ khiến họ khó mua hàng nhập khẩu của Mỹ hơn, từ đó làm giảm sức mua.
IMF kết luận: "Sự mạnh lên toàn cầu của đồng Dollar Mỹ - điều mà chủ yếu phản ánh dòng vốn tìm đến tài sản trú ẩn an toàn - có khả năng khuếch đại sự sụt giảm ngắn hạn trong hoạt động kinh tế và thương mại toàn cầu, vì cả giá cả hàng hóa và dịch vụ trong nước đều cao hơn và bảng cân đối âm ảnh hưởng đến các công ty nhập khẩu, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu thấp hơn đối với các quốc gia khác ngoài Hoa Kỳ. "