IMF nâng nhẹ mức dự báo tăng trưởng toàn cầu, tuy nhiên vẫn ''đánh tiếng'' về viễn cảnh ảm đạm của kinh tế trong tương lai

IMF nâng nhẹ mức dự báo tăng trưởng toàn cầu, tuy nhiên vẫn ''đánh tiếng'' về viễn cảnh ảm đạm của kinh tế trong tương lai

Bùi Thu Phương

Bùi Thu Phương

Junior Analyst

10:56 12/04/2024

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gợi ý rằng họ sẽ nâng nhẹ mức dự báo tăng trưởng toàn cầu, đồng thời đưa ra cảnh báo nền kinh tế thế giới vẫn có nguy cơ ảm đạm trong thập kỷ này nếu vấn đề lạm phát và nợ không được giải quyết.

Giám đốc Điều hành IMF Kristalina Georgieva cho biết trong báo cáo mới nhất sẽ được công bố vào ngày 16 tháng 4 tới, tăng trưởng toàn cầu sẽ cao hơn một chút so với dự báo vào tháng Một, với mức tăng là 3.1% cho năm nay và 3.2% vào năm 2025.

Bà nhấn mạnh rằng tiêu dùng và đầu tư mạnh mẽ, cùng với việc giải quyết được các vấn đề về chuỗi cung ứng là những động lực thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ ở Mỹ và nhiều nền kinh tế thị trường mới nổi. Tuy nhiên, tình trạng lạm phát vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn và nợ công ở hầu hết các nước đều vẫn ở mức cao.

Bà nói: “Nếu không điều chỉnh định hướng chính sách, chúng ta có thể sẽ phải đối mặt với tương lai nền kinh tế sẽ ảm đạm và đáng thất vọng như thập kỷ 2020s. Triển vọng tăng trưởng toàn cầu trung hạn của IMF vẫn '‘thấp hơn nhiều so với mức trung bình lịch sử”, chỉ ở mức trên 3%”

Dự báo tăng trưởng toàn cầu của IMF

Bà Kristalina Georgieva cũng kêu gọi các ngân hàng trung ương cân nhắc kỹ lưỡng việc điều chỉnh chính sách tiền tệ để tránh gây ra lạm phát bất ngờ hay ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.

Bà nói: “Fed đang hành động một cách thận trọng. Chính quyền của Tổng thống Biden đang xem xét các biện pháp để ngăn chặn tăng trưởng kinh tế “ quá nóng” đến mức không lành mạnh. Việc USD mạnh mẽ trong một khoảng thời gian dài có thể gây rủi ro về ổn định tài chính cho các quốc gia khác”

Georgieva nói: “Mỹ có đủ công cụ chính sách và năng lực kinh tế để quản lý tốt việc hạ cánh mềm. Vậy nên, hãy chuẩn bị sẵn sàng, chúng ta sắp hạ cánh.”

Bà cho rằng các quốc gia nên đưa khoản nợ của mình về mức bền vững và theo đuổi các chính sách thúc đẩy tăng trưởng năng suất thông qua chuyển đổi số và năng lượng xanh.

Trước thềm cuộc họp mùa xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới tại Washington, bà Georgieva - người dự kiến sẽ tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai làm lãnh đạo IMF đã chia sẻ quan điểm của bà sau chuyến thăm Trung Quốc vào cuối tháng trước. Bà cho biết lãnh đạo Trung Quốc nhận thức được rằng phải vạch ra hướng đi mới cho nền kinh tế của họ. Họ cần xử lý quyết đoán với các công ty bất động sản phá sản, thúc đẩy nhu cầu nội địa và tiếp tục thực hiện cải cách doanh nghiệp nhà nước cũng như giải quyết nợ của chính quyền địa phương. Điều này không chỉ quan trọng đối với Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến các quốc gia trong khu vực châu Á và toàn cầu.

Bà nói: "Những quyết định sáng suốt của Trung Quốc sẽ mang lại lợi ích cho mọi người"

Chính sách công nghiệp

Bà đã chỉ ra rằng tổng số biện pháp liên quan đến chính sách công nghiệp đã tăng lên toàn cầu trong năm ngoái, với hơn 2,500 biện pháp can thiệp được ghi nhận. Trung Quốc, Liên Minh Châu Âu và Hoa Kỳ chiếm gần một nửa tổng số này.

Georgieva cho biết cần phải thận trọng trong các biện pháp như vậy. Tuy nhiên chính sách công nghiệp có thể giúp giải quyết các vấn đề của thị trường như khuyến khích những đổi mới nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng trong những tháng gần đây, khi Mỹ và châu Âu chỉ trích Trung Quốc áp dụng các chính sách không công bằng để thúc đẩy các ngành công nghiệp như xe điện, dẫn đến tình trạng dư thừa công suất làm biến dạng giá cả toàn cầu. Trung Quốc đã phản bác lại rằng sản lượng hiện tại của các ngành công nghiệp xanh còn lâu mới đáp ứng được nhu cầu và cam kết sẽ dùng cơ chế thị trường để giải quyết tình trạng dư thừa công suất ở những nơi hiện có.

Giám đốc IMF cũng cảnh báo đang có sự phân hóa ngày càng tăng giữa các quốc gia, trong đó nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng mạnh mẽ thì nền kinh tế châu Âu phục hồi khá chậm.

Bà lưu ý rằng các quốc gia có thu nhập thấp bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, và những nền kinh tế yếu hay bị ảnh hưởng bởi xung đột đang phải gánh chịu gánh nặng lớn nhất.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ