IMF: Tăng trưởng toàn cầu ổn định, cần cảnh giác với việc đà giảm phát chậm lại

IMF: Tăng trưởng toàn cầu ổn định, cần cảnh giác với việc đà giảm phát chậm lại

Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

07:39 17/07/2024

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong hai năm tới trong bối cảnh hoạt động kinh tế chững lại ở Mỹ, chạm đáy ở châu Âu và tiêu dùng cũng như xuất khẩu mạnh hơn ở Trung Quốc, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro

IMF cảnh báo trong bản cập nhật Triển vọng kinh tế thế giới (WEO) rằng động lực trong cuộc chiến chống lạm phát đang chậm lại. Điều này có thể trì hoãn thêm việc nới lỏng lãi suất và tiếp tục hỗ trợ USD, gây áp lực lên các nền kinh tế đang phát triển.

IMF giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP thực tế toàn cầu năm 2024 không thay đổi so với tháng 4 ở mức 3.2% và nâng dự báo năm 2025 thêm 0.1 bps lên 3.3%. Các dự báo này không thay đổi tốc độ tăng trưởng vốn ở mức mà giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva đã cảnh báo sẽ dẫn tới “những năm hai mươi ảm đạm”.

Tuy nhiên, bản cập nhật phản ánh một số thay đổi giữa các nền kinh tế lớn, với dự báo tăng trưởng năm 2024 của Mỹ giảm 0.1 bps xuống 2,6%, phản ánh mức tiêu thụ trong quý đầu tiên chậm hơn dự kiến. Dự báo tăng trưởng Hoa Kỳ năm 2025 của IMF không thay đổi ở mức 1.9%, sự chậm lại này là do thị trường lao động hạ nhiệt và người dân giảm chi tiêu để thích ứng với chính sách tiền tệ thắt chặt.

Nhà kinh tế trưởng của IMF, Pierre-Olivier Gourinchas, cho biết trong một bài đăng trên blog kèm theo báo cáo: “Tăng trưởng ở các nền kinh tế tiên tiến lớn đang trở nên phù hợp hơn khi khoảng cách sản lượng đang thu hẹp”.

IMF đã tăng đáng kể dự báo tăng trưởng của Trung Quốc lên 5.0% - phù hợp với mục tiêu của chính phủ Trung Quốc trong năm - từ mức 4.6% trong tháng 4 do tiêu dùng tư nhân phục hồi trong quý đầu tiên và xuất khẩu mạnh mẽ. IMF cũng tăng dự báo tăng trưởng Trung Quốc năm 2025 lên 4.5% từ mức 4.1% trong tháng 4.

Rủi ro từ Trung Quốc

Tuy nhiên, động lực của Trung Quốc có thể đang yếu đi, khi Bắc Kinh hôm thứ Hai báo cáo mức tăng trưởng GDP quý II chỉ là 4.7%, thấp hơn đáng kể so với dự báo trong bối cảnh chi tiêu tiêu dùng yếu và suy thoái tài sản kéo dài.

Gourinchas nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn rằng dữ liệu mới có nguy cơ khiến IMF giảm dự báo, vì nó báo hiệu sự suy yếu về niềm tin của người tiêu dùng và các vấn đề đang tiếp diễn trong lĩnh vực bất động sản. Để thúc đẩy tiêu dùng trong nước, Trung Quốc cần giải quyết triệt để cuộc khủng hoảng tài sản, vì bất động sản là tài sản chính của hầu hết các hộ gia đình Trung Quốc.

Ông nói: “Khi bạn nhìn vào Trung Quốc, nhu cầu trong nước càng yếu thì khả năng tăng trưởng sẽ càng phụ thuộc vào khu vực bên ngoài nhiều hơn đồng thời gây thêm căng thẳng thương mại."

Một lưu ý tích cực hơn là IMF đã nâng nhẹ dự báo tăng trưởng Eurozone năm 2024 thêm 0.1 bps lên 0.9%, khiến dự báo năm 2025 của khối không thay đổi ở mức 1.5%.

IMF cho biết khu vực đồng euro đã "chạm đáy" và chứng kiến ​​tốc độ tăng trưởng dịch vụ mạnh mẽ hơn trong nửa đầu năm, trong khi tiền lương thực tế tăng sẽ giúp tiêu thụ điện trong năm tới và việc nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ hỗ trợ đầu tư.

IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2024 của Nhật Bản xuống 0.7% từ mức 0.9% trong tháng 4, một phần do sự gián đoạn nguồn cung vì đóng cửa các nhà máy ô tô lớn và đầu tư tư nhân yếu trong quý đầu tiên.

Rủi ro lạm phát dai dẳng

IMF cảnh báo về rủi ro lạm phát trong ngắn hạn do giá dịch vụ vẫn tăng trong bối cảnh tiền lương tăng ở các khu vực thâm dụng lao động và cho biết căng thẳng thương mại và địa chính trị mới có thể gây áp lực giá bằng cách tăng chi phí hàng hóa nhập khẩu dọc theo chuỗi cung ứng.

IMF cho biết trong báo cáo: “Nguy cơ lạm phát gia tăng đã làm tăng triển vọng lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn”.

Gourinchas cho biết, mặc dù CPI của Mỹ giảm trong tháng trước, Fed có thể chờ thêm một thời gian nữa để bắt đầu cắt giảm lãi suất nhằm tránh bất kỳ sự quay trở lại bất ngờ nào của lạm phát.

Rủi ro bảo hộ thương mại

IMF cũng cảnh báo về những thay đổi tiềm ẩn trong chính sách kinh tế do nhiều cuộc bầu cử trong năm nay có thể gây tác động tiêu cực đến phần còn lại của thế giới.

IMF cho biết: “Những thay đổi tiềm tàng này kéo theo rủi ro hoang phí tài chính, tăng nợ xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến lợi suất dài hạn và làm gia tăng chủ nghĩa bảo hộ”.

Quỹ không chỉ đích danh Hoa Kỳ.

Ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đã đề xuất áp thuế quan 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ. Trong khi đó, Tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden, người đã tăng mạnh thuế quan đối với xe điện, pin, tấm pin mặt trời và chất bán dẫn của Trung Quốc.

ÌMF nói rằng mức thuế quan cao hơn và việc mở rộng chính sách công nghiệp trong nước có thể tạo ra sự thiệt hại lan tỏa xuyên biên giới Mỹ, cũng như gây ra sự trả đũa, dẫn đến một cuộc chạy đua tốn kém.

Thay vào đó, IMF khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách kiên trì khôi phục sự ổn định về giá - chỉ nới lỏng chính sách tiền tệ dần dần - bổ sung các khoản đệm tài chính đã cạn kiệt trong thời kỳ đại dịch và theo đuổi các chính sách thúc đẩy thương mại và tăng năng suất.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ