EUR/USD vẫn chịu áp lực bán dưới 1.1100 khi lạm phát Eurozone giảm đúng như dự kiến. Lạm phát giảm nhẹ tại Đức đã thúc đẩy kỳ vọng về một đợt hạ lãi suất khác của ECB vào tháng 9. Lạm phát PCE lõi của Mỹ trong tháng 7 không đổi so với tháng trước và vẫn thấp hơn dự kiến.
EUR/USD gần như sideway quanh 1.1070 vào đầu phiên Á sáng thứ Sáu. GDP của Mỹ tăng trưởng vượt dự kiến trong Q2, làm hạ kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất mạnh tay hơn. Lạm phát hạ nhiệt ở Đức và Tây Ban Nha mở ra cánh cửa cho ECB cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
EUR/USD đối mặt với áp lực bán tăng mạnh khi chỉ số DXY phục lên gần 101.00, được hỗ trợ bởi chỉ số niềm tin người tiêu dùng CB cho thấy sự tích cực, giữa những dữ liệu kinh tế ảm đạm của Eurozone.
EUR/USD không biến động nhiều sau dữ liệu tâm lý người tiêu dùng GfK bi quan của Đức được công bố vào tối qua theo giờ Việt Nam. EUR/USD hiện vẫn sideway quanh 1.1170 và tính riêng tháng 8, cặp tiền đã tăng hơn 3.8%.
Các báo cáo về cuộc họp ECB tháng 7 lưu ý rằng tháng 9 “được coi là thời điểm tốt để đánh giá lại” mức độ thắt chặt chính sách tiền tệ. Nhưng thận trọng vẫn là từ khóa. Trên thực tế, nó xuất hiện sáu lần trong suốt các báo cáo về các cuộc thảo luận. Hội đồng Thống đốc ECB đã nhất trí rằng mối quan hệ tam giác giữa tiền lương, năng suất và lợi nhuận là chìa khóa cho triển vọng lạm phát – nhưng liệu đó có phải là một tam giác dẫn tới thành công? Loạt dữ liệu được công bố trong tuần trước đã mang đến cho các nhà hoạch định chính sách một số tin tốt, nhưng cũng có một số điều đáng lo ngại
EUR/USD giao dịch với sắc xanh nhẹ khi các nhà giao dịch dồn sự chú ý vào bài phát biểu sắp tới của Chủ tịch Fed Powell tại Hội nghị Jackson Hole để tìm kiếm thêm manh mối về lộ trình lãi suất mới cho tháng 9 và phần còn lại của năm. ECB dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất một lần nữa vào tháng 9.
EUR/USD đã tăng vượt mức kháng cự 1.1100 do sự suy yếu của USD. Đồng bạc xanh tiếp tục chịu áp lực bán mạnh mẽ khi kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9 gia tăng trở lại.
EUR/USD giảm xuống dưới mốc 1.0800 do số liệu PMI Sản xuất ISM yếu kém được công bố tối qua đã làm dấy lên lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ. Báo cáo việc làm phi nông nghiệp (NFP) của Mỹ sẽ được công bố vào tối nay 19:30 theo giờ Việt Nam.
Diễn biến trái chiều về mặt dữ liệu kinh tế có thể mang lại sự hỗ trợ đáng kể cho đồng USD và tăng trưởng ảm đạm của Eurozone sẽ sớm gia tăng ảnh hưởng tiêu cực lên đồng Euro. Mặc dù đã có nhịp điều chỉnh gần đây từ mức cao gần 1.0950, EUR/USD vẫn duy trì xu hướng tăng ngắn hạn và giữ trên ngưỡng tâm lý 1.0800.
EUR/JPY tiếp tục đà giảm trong phiên thứ năm liên tiếp, xuống mức thấp nhất trong suốt hai tháng rưỡi. Áp lực bán mạnh trên đồng Euro, cùng với tâm lý e ngại rủi ro và kỳ vọng tăng lãi suất của BoJ, đã liên tục đẩy đồng Yên Nhật lên cao, gây sức ép lớn cho EUR/JPY.
EUR/USD gần như đi ngang quanh 1.0840 vào đầu phiên Á sáng thứ Năm nhưng vẫn áp lực bán vẫn hiện hữu. Phó thống đốc ECB - Guindos, gợi ý thêm về khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng 9. Báo cáo sơ bộ cho thấy, PMI sản xuất của Mỹ giảm xuống 49.5, trong khi PMI dịch vụ tăng lên 56.0 trong tháng 7.
EUR/USD phục hồi từ mức 1.0825 bất chấp báo cáo PMI sơ bộ Eurozone yếu kém. Dự kiến ECB sẽ cắt giảm lãi suất thêm hai lần nữa trong phần còn lại của năm. Ngoài báo cáo PMI sơ bộ, các nhà đầu tư cũng chờ đợi chỉ số PCE lõi của Mỹ để có thêm định hướng về lộ trình lãi suất của FOMC.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong hai năm tới trong bối cảnh hoạt động kinh tế chững lại ở Mỹ, chạm đáy ở châu Âu và tiêu dùng cũng như xuất khẩu mạnh hơn ở Trung Quốc, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro