Kỳ vọng Fed giảm lãi suất, áp lực giảm phát tại Trung Quốc gia tăng

Kỳ vọng Fed giảm lãi suất, áp lực giảm phát tại Trung Quốc gia tăng

Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

07:13 17/09/2024

Tại thị trường châu Á, triển vọng kinh tế của Trung Quốc đang trở nên đầy u ám, cùng với đồng JPY tăng mạnh. Quyết định điều chỉnh lãi suất sắp tới của Fed đang gây áp lực lớn lên thị trường toàn cầu. Kỳ vọng về việc Fed có thể cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản đang đẩy đồng USD xuống mức đáy trong năm nay.

Vào thứ hai, thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ trong khi lợi suất trái phiếu giảm nhẹ, phản ánh tâm lý lo ngại của nhà đầu tư trước thềm cuộc họp Fed sắp tới.

Các nhà đầu tư định giá 60% cho khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 0.5 điểm phần trăm và dự kiến tổng mức cắt giảm lên tới 120 điểm cơ bản trong ba cuộc họp chính sách còn lại của năm nay. Điều này ngụ ý rằng hai trong số các cuộc họp đó sẽ đưa ra quyết định điều chỉnh 50 điểm cơ bản.

Kỳ vọng về chính sách tiền tệ dovish đang tạo áp lực mạnh đẩy đồng USD xuống. Tỷ giá USD/JPY giảm xuống dưới 140, chạm mức đáy kể từ tháng 7 năm ngoái, trước khi phục hồi trở lại ngưỡng này. Chỉ số MSCI cho các đồng tiền thị trường mới nổi đã chạm mức đỉnh kỷ lục vào hôm thứ Hai.

Sự sụt giảm của lãi suất và lợi suất trái phiếu Mỹ cũng đang tạo áp lực giảm lên lãi suất liên ngân hàng Hong Kong. Vào thứ hai, lãi suất cho vay qua đêm Hong Kong (Hibor) đã chạm mức đáy trong 1 năm ở khoảng 2.44%, và Hibor kỳ hạn 1 năm rơi xuống đáy trong 2 năm, tại gần 4.07%.

Trong bối cảnh đó, triển vọng kinh tế Trung Quốc tiếp tục u ám.

SocGen nhận định tình trạng của nền kinh tế này là "vòng xoáy đi xuống". "Từ xấu đến tệ hơn" và "một vòng luẩn quẩn" là đánh giá của Barclays. Morgan Stanley cảnh báo "Tình hình có thể xấu đi trước khi cải thiện". Đây là một số phản ứng từ các chuyên gia phân tích tại các đế chế tài chính toàn cầu trước dữ liệu kinh tế yếu kém mới công bố của Trung Quốc. Những con số này cho thấy không chỉ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang gặp khó khăn nghiêm trọng, mà tác động lan tỏa toàn cầu của nó cũng cần được theo dõi chặt chẽ.

Các nhà kinh tế tại Goldman Sachs và Citigroup đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Trung Quốc xuống 4.7%, thấp hơn đáng kể so với mục tiêu 5% của Bắc Kinh. Nhiều khả năng các tổ chức khác cũng sẽ theo xu hướng này, và đối với hầu hết những tổ chức chưa điều chỉnh, rủi ro cũng đang nghiêng hoàn toàn về phía giảm.

Thứ bảy, các số liệu về sản xuất công nghiệp, tiêu dùng và giá nhà đồng loạt được công bố với sự yếu kém, sau số liệu cho vay tại ngân hàng thấp hôm thứ Sáu. Các yếu tố này củng cố thêm lập luận cần kích thích mạnh mẽ để hỗ trợ nhu cầu và tăng trưởng.

Vấn đề là Bắc Kinh không được kỳ vọng sẽ đưa ra các biện pháp hỗ trợ tài khóa và tiền tệ ở mức độ cần thiết. Một số nhà phân tích chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng nhà đất ở Mỹ và châu Âu trong cuộc Khủng hoảng Tài chính Toàn cầu có thể là bài học. Trung Quốc có thể phải mất một thập kỷ để hoàn toàn thoát khỏi sự sụp đổ của ngành bất động sản.

Lợi suất trái phiếu Trung Quốc kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống dưới 2.05% hôm thứ Hai, lần đầu tiên trong lịch sử, và đang tiến gần đến ngưỡng mang tính biểu tượng quan trọng hơn là 2%. Lợi suất trái phiếu 2 năm ở mức khoảng 1.35% đang ở gần mức đáy hồi cao điểm của đại dịch.

Dưới đây là những sự kiện chính có thể định hướng thêm cho thị trường châu Á vào ngày thứ Ba:

- Lạm phát giá bán buôn Ấn Độ (tháng 8)
- Cán cân thương mại Indonesia (tháng 8)
- Chỉ số ngành công nghiệp dịch vụ Nhật Bản (tháng 7)

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ