Lạm phát: Khi giá trị bị đánh mất trong cơn bão giá cả

Lạm phát: Khi giá trị bị đánh mất trong cơn bão giá cả

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

14:38 21/06/2024

Trong ba năm qua, lạm phát đã gây thiệt hại nặng nề cho các hộ gia đình và doanh nghiệp có lợi nhuận thấp. Điều đáng thất vọng hơn cả là trong suốt thời gian đó, chúng ta liên tục được thông báo rằng lạm phát chỉ là tạm thời, sẽ giảm bớt, hạ nhiệt, ổn định và về cơ bản không còn là vấn đề lớn nữa. Giờ nhìn lại, chúng ta biết điều đó hoàn toàn không đúng.

Thông thường, mất nhiều thập kỷ để đồng tiền chính của một quốc gia mất đi 25% sức mua nội địa. Thế nhưng, điều đáng ngạc nhiên là chỉ trong ba năm qua, đồng USD đã chứng kiến sự sụt giảm đáng báo động này. Trong thời kỳ hậu chiến, phải mất gần 20 năm (từ sau chiến tranh đến năm 1965) sức mua của đồng USD mới giảm tương tự. Đây cũng là mức giảm xảy ra trong các giai đoạn 1982-1992, 1992-2000 và 2001-2012.

Mặc dù không thực sự lý tưởng, nhưng mức giảm dần dần như vậy vẫn có thể kiểm soát về mặt kế toán và tâm lý. Chúng ta đã quen với điều đó.

Tuy nhiên, những gì xảy ra với đồng USD trong ba năm qua thì nghiêm trọng hơn nhiều so với bất kỳ giai đoạn nào kể từ cuối những năm 1970. Lúc đó, USD cũng mất 25% giá trị trong khoảng thời gian 1975-1979, gần tương đương với tình hình hiện tại.

Tuy nhiên, các con số hiện tại về lạm phát có khả năng bị đánh giá thấp. Lý do là chúng không tính đến lãi suất và đưa ra những phép đo không chính xác cho một số hạng mục quan trọng, chẳng hạn như tiền thuê nhà và bảo hiểm y tế. Bạn có tin rằng chi phí bảo hiểm y tế ngày nay rẻ hơn năm 2018 không?. Hơn nữa, chỉ số lạm phát không thể phản ánh đầy đủ tác động của các vấn đề như "giảm trọng lượng sản phẩm" (giữ nguyên giá nhưng giảm số lượng), thay đổi chất lượng sản phẩm và các khoản phí ẩn.

Ngay cả với những con số chính thức, thì tình hình vẫn đáng báo động. Đồng USD của năm 1913, nếu tính theo sức mua hiện tại, thì chỉ còn giá trị tương đương khoảng 3 xu.

Mỗi khi đồng tiền mất giá, chúng ta lại phải chạy đua theo guồng quay của lạm phát. Chúng ta phải làm việc chăm chỉ hơn, phải xoay xở nhiều hơn để gia tăng thu nhập cho gia đình, nhưng cuối cùng vẫn khó mà tiến lên được. Lạm phát còn khiến việc tiết kiệm trở nên vô nghĩa, thậm chí "ăn mòn" vào tiền tiết kiệm của chúng ta. Người ta tiết kiệm vất vả nhưng đồng tiền lại mất giá, chẳng khác nào "một hình thức phạt" thay vì "thưởng".

Tuy nhiên, việc lạm phát diễn ra nhanh chóng trong thời gian ngắn từ năm 2021 đến nay gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cấu trúc kinh tế. Chính điều này cũng làm lung lay niềm tin của chúng ta vào sự ổn định của thế giới xung quanh.

Bạn hẳn đã từng trải qua cảm giác này. Cách đây không lâu, khi đi mua sắm, bạn có thể dễ dàng phân biệt đâu là món hời, đâu là sản phẩm "chặt chém", cái nào đắt, cái nào rẻ, cái nên mua ngay và cái nên bỏ qua. Giờ đây, mọi thứ dường như đều quá đắt, nhưng bạn lại không chắc chắn bất cứ điều gì.

Tôi thường xuyên thấy cảnh này ở cửa hàng: mọi người cầm một món đồ, nhìn giá với vẻ ngạc nhiên, lấy điện thoại ra để so sánh giá, nhận thấy giá cả không quá chênh lệch so với thị trường, đắn đo xem có thực sự cần mua không, rồi cuối cùng miễn cưỡng cho vào giỏ hàng với một chút bực bội.

Lạm phát biến trải nghiệm mua sắm thú vị ngày nào thành một gánh nặng và phiền toái. Đối với nhiều người, lạm phát thực sự đáng sợ vì họ đang vật lộn để duy trì cuộc sống bất chấp mọi nỗ lực.

Bạn đã bao giờ ở một đất nước xa lạ, sử dụng đồng tiền không quen thuộc và cố gắng mặc cả với một người bán hàng rong chưa? Cảm giác hoàn toàn mất phương hướng bởi bạn đang ở ngoài vùng an toàn. Bạn không biết mình có đang mua được "món hời" hay bị "chặt chém". Lý do là giá cả được đưa ra không có bất kỳ tham chiếu nào so với những gì bạn biết.

Lạm phát len lỏi vào từng ngóc ngách cuộc sống, biến những điều quen thuộc trở nên xa lạ, khiến ta mất đi cảm giác an toàn. Lịch sử đã chứng minh, những xã hội từng trải qua siêu lạm phát như nước Đức thời Weimar năm 1922 đã sụp đổ hoàn toàn. Mặc dù chưa đến mức đó, chúng ta vẫn đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Ngay cả với mức lạm phát hiện tại cũng có thể gieo mầm cho những biến đổi xã hội và văn hóa sâu sắc. Thực tế, chính lạm phát trong những năm 1970 đã buộc các hộ gia đình Mỹ phải chuyển từ thu nhập một người sang hai người (và giờ đây là ba người).

Hãy thử tưởng tượng vấn đề này từ góc độ của một nhà quản lý doanh nghiệp. Giá cả của mọi hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho hoạt động kinh doanh đều tăng chóng mặt. Điều này khiến sổ sách kế toán bị " thổi phồng" lên đáng kể. Không những vậy, nhân viên cũng yêu cầu mức lương cao hơn, một phần để họ trang trải chi phí sinh hoạt tăng cao, một phần vì họ biết có những công ty khác đang cạnh tranh giành nhân lực.

Trong môi trường lạm phát, những doanh nghiệp có nguồn vốn mạnh và dự trữ tài chính dồi dào sẽ có lợi thế hơn hẳn. Ngược lại, các doanh nghiệp phụ thuộc vào tín dụng với lãi suất cao và lợi nhuận thấp sẽ dễ dàng bị đối thủ vượt qua. Đáng buồn thay, nhiều doanh nghiệp nhỏ vừa mới vượt qua giai đoạn khó khăn do các biện pháp đóng cửa để phòng chống dịch bệnh thì lại phải đối mặt với hàng loạt thách thức mới.

Họ phải vật lộn với việc hạn chế công suất, gián đoạn chuỗi cung ứng, rồi đến yêu cầu bắt buộc nhân viên và khách hàng đeo khẩu trang. Chưa dừng lại ở đó, một sắc lệnh của chính quyền Biden (sau này bị tòa án bác bỏ) về việc yêu cầu nhân viên tiêm một mũi vắc xin thử nghiệm lại càng khiến tình hình thêm phức tạp.

Vết thương của giai đoạn đóng cửa phòng chống dịch bệnh vẫn còn in hằn khắp nơi, nhưng cuộc sống thay vì trở lại bình thường thì lại phải đối mặt với một thách thức mới: lạm phát. Lạm phát tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh theo những cách thức khác nhau.

Mỗi doanh nghiệp trước bối cảnh lạm phát đều phải giải quyết bài toán nan giải: Làm thế nào để "chịu đựng" những cú sốc về giá cả? Giá bán đến tay người tiêu dùng chắc chắn phải tăng, nhưng tăng đến mức nào để tránh làn sóng phản đối ngầm? Ngược lại với những thông tin bạn thường nghe, không một doanh nghiệp nào thực sự muốn tăng giá bán (trừ một số trường hợp đặc biệt như hàng xa xỉ). Họ không muốn khiến khách hàng của mình khó chịu.

Các doanh nghiệp đã đưa ra những "chiêu thức" sáng tạo để "chuyển hướng" cơn bão lạm phát. Đó có thể là giảm dung tích sản phẩm, sử dụng nguyên liệu chất lượng thấp hơn, hoặc áp dụng các khoản phí mới được "ngụy trang" khéo léo. Nhiều nhà hàng nhận thấy họ có thể thoải mái hơn khi tăng giá bia, rượu và cocktail vì đây là những mặt hàng khách hàng thường gọi thêm và ít khi kiểm tra kỹ giá trước khi đặt.

Những chiến thuật này tạm thời có hiệu quả, nhưng không phải là giải pháp lâu dài. Thêm vào đó, người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ hơn về các khoản phí ẩn. Điều này khiến họ tức giận và đổ lỗi cho doanh nghiệp thay vì nguyên nhân chính là lạm phát.

Hầu hết mọi người đều coi thường sự tồn tại và ý nghĩa của giá cả, cũng như thông tin mà chúng truyền tải. Mạng lưới cấu trúc giá cả chi phối cuộc sống của chúng ta theo những cách mà chúng ta không hoàn toàn nhận thấy.

Hãy nghĩ về thói quen tiêu dùng của chính bạn. Nhiều thế hệ người Mỹ đã quen sử dụng một lượng lớn khăn giấy để lau các vết đổ và lau mặt bếp. Chúng ta không quá bận tâm gì về điều đó. Nhưng nếu mỗi cuộn khăn giấy đó có giá 15 USD, thì điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thói quen bếp núc của bạn? Rất có thể bạn sẽ khám phá ra ưu điểm của khăn vải.

Ví dụ nhỏ bé này liên quan đến một phần lớn cuộc sống của bạn. Chúng ta dùng kem đánh răng như một thứ đương nhiên, nhưng nếu mỗi tuýp có giá 50 USD, bạn sẽ thấy mọi người đột nhiên khám phá ra ưu điểm của baking soda, thứ có giá chỉ bằng một phần nhỏ, làm sạch như hoặc thậm chí sạch hơn kem đánh răng, và dùng được lâu hơn.

Trong một nền kinh tế hiện đại phức tạp, nơi guồng máy vận hành nhờ những khoản đầu tư khổng lồ, giá cả chính là "ngôn ngữ" truyền tải thông tin. Giá cả giúp toàn bộ hệ thống sản xuất phân bổ tài nguyên một cách hợp lý.

Thử tưởng tượng một thế giới mà giá cả biến mất - nơi người mua và người bán sẽ chìm trong mớ mênh mông hỗn độn và mù quáng. Hoạt động kinh tế sẽ tê liệt hoàn toàn, bởi không ai có thể hoạch định chi tiêu hay sản xuất hợp lý khi thiếu đi thông tin thiết yếu. Tiết kiệm? Hầu như không thể!

Lạm phát cũng là một đòn tấn công vào chức năng cốt lõi của giá cả. Khi đồng tiền ổn định, giá cả trở thành kim chỉ nam cho hành động, công cụ lý trí, cầu nối giữa những người xa lạ và là nền tảng cho mạng lưới giao tiếp toàn cầu không cần điều phối trung tâm.

Thổi phồng và bóp méo hệ thống giá cả bằng lạm phát sẽ làm suy giảm khả năng cải thiện cuộc sống của chúng ta, đồng thời bào mòn năng suất. Nói cách khác, đây chính là một hình thức cướp giật tinh vi. Lạm phát xảy ra ngay sau thời kỳ phong tỏa do đại dịch càng khiến lạm phát trở thành đòn chí mạng đối với sức sống của nền kinh tế Mỹ. Hậu quả này sẽ khiến chúng ta phải trả giá đắt trong nhiều năm tới.

ZeroHedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Khi bức tranh kinh tế phân kỳ: Thị trường Châu Âu - Mỹ tăng trưởng bất ngờ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Khi bức tranh kinh tế phân kỳ: Thị trường Châu Âu - Mỹ tăng trưởng bất ngờ

Thị trường chứng khoán toàn cầu đã chứng kiến một phiên giao dịch tích cực vào hôm thứ Năm, với sự phục hồi ấn tượng trên cả hai bờ Đại Tây Dương. Động lực này đến từ loạt báo cáo lợi nhuận tích cực của các doanh nghiệp lớn như Hermes, Barclays, Unilever, Renault tại châu Âu và Tesla, UPS tại Mỹ. Điều này đã giúp xua tan bầu không khí ảm đạm của ba phiên giao dịch trước đó.
"Chiến thắng của Donald Trump" được định giá vào thị trường như thế nào?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

"Chiến thắng của Donald Trump" được định giá vào thị trường như thế nào?

Sự thay đổi gần đây trong các cuộc thăm dò có lợi cho Tổng thống Trump đã thúc đẩy nhiều cuộc thảo luận hơn về Trump trades được thiết lập trên thị trường. Nhưng câu hỏi đặt ra là thị trường thực tế - không phải thị trường đặt cược trực tuyến - đang phản ánh bao nhiêu phần trăm khả năng chiến thắng của Trump?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ