Lạm phát liệu có tăng khi thu nhập các doanh nghiệp đi lên?

Lạm phát liệu có tăng khi thu nhập các doanh nghiệp đi lên?

Đoàn Phương Thảo

Đoàn Phương Thảo

Junior Analyst

11:24 25/01/2024

Chính quyền Mỹ liệu có đang đánh lừa người dân khi nói rằng lạm phát tăng cao bắt nguồn từ việc doanh nghiệp tăng giá bán để tối đa hóa lợi nhuận?

Trong vài năm qua, người dân Hoa Kỳ đã được thông báo rằng giá cả tăng vọt là do hoạt động của các ông chủ trạm xăng, Tổng thống Vladimir Putin, chủ các hãng tàu biển, và các đơn vị khác. Chính quyền Mỹ đã cố tình gây nhầm lẫn cho người dân thông qua số liệu thống kê lạm phát hàng tháng và hàng năm. Người dân cũng bị lừa dối về thông tin liên quan tới sự khác nhau giữa giá cả ở Hoa Kỳ và các quốc gia khác. May mắn thay, thông tin sai lệch này đã dễ dàng bị bác bỏ.

Quan điểm lạm phát tăng cao do doanh nghiệp tăng giá đối mặt với nhiều phản bác. Thực tế là uy tín của doanh nghiệp sẽ bị sụt giảm nếu giá bị đẩy lên quá cao. Một số người cho rằng hiệu ứng "đi theo người dẫn đầu" đã xảy ra do sự tăng giá của một số mặt hàng dẫn đến giá cả của những mặt hàng khác cũng tăng theo. Từ góc độ lý thuyết, điều này là vô lý. Bất cứ ai đã mua đồ trang sức hoặc vé máy bay đều quen thuộc với khái niệm nhu cầu co giãn giống như cách người tiêu dùng insulin, thực phẩm và điện quen với khái niệm cầu không co giãn.

Khi một công ty tăng giá hoặc giá của một hàng hóa cụ thể trong nền kinh tế tăng (ví dụ như xăng), người tiêu dùng sẽ có ít tiền hơn để chi tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ khác. Quả thực, người dân Mỹ đã vô cùng vất vả trong năm vừa qua khi giá năng lượng tăng cao. Khi giá xăng tăng mạnh, mọi người sẽ hạn chế việc đi lại, nghỉ mát và những dịch vụ tương tự. Giá tăng cũng làm hạn chế ngân sách hộ gia đình vì phải điều chỉnh lại chi tiêu sao cho phù hợp.

Dưới đây là chỉ số Phân tán Lạm phát PCE (chỉ số tiêu dùng cá nhân) của Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco, theo dõi số lượng hàng hóa và dịch vụ thay đổi trong khoảng thời gian ba tháng.

Từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 6 năm 2023, hơn 90% giá cả đều tăng trên nhiều loại hàng hóa trong cấu phần PCE, trong khi chưa đến 10% là có giá giảm. Vào tháng 12 năm 2021, 97.45% hàng hóa trên thị trường tăng giá. Chỉ có 2.55% lượng hàng có giá giảm. Tính đến cuối tháng 11 năm 2023, gần 87% giá hàng hóa và dịch vụ đã tăng lên và chỉ giảm hơn 13% trong cùng kỳ.

Như đã đề cập trước đó, khi giá dầu hoặc giá khí đốt (cũng có thể là giá cắt tóc, giá sữa, hoặc giá lốp máy kéo) tăng, người tiêu dùng sẽ điều chỉnh lại chi tiêu và giá của các hàng hóa, dịch vụ khác có xu hướng giảm. Đây là những thay đổi tương đối về giá. Ngược lại, lạm phát xảy ra đồng nghĩa với mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế tăng trong một khoảng thời gian xác định. Hiện tượng kinh tế duy nhất có thể khiến gần như toàn bộ giá cả trong nền kinh tế tăng cùng một lúc là tổng lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế tăng mạnh, chẳng hạn như việc Fed bơm thêm 1,500 tỷ USD vào thị trường để đối phó với đợt bùng phát COVID-19 vào năm 2020.

Liệu lợi nhuận doanh nghiệp có thực sự tăng khi giá tăng cao? Điều đó chưa hẳn đã đúng vì một số lý do. Thứ nhất, trong khi người dân tập trung vào giá tiêu dùng thì giá đầu vào cũng tăng trong thời kỳ lạm phát. Thứ hai, không phải tất cả các mặt hàng trong nền kinh tế đều tăng giá cùng một lúc. Điều này khiến việc tính toán lợi nhuận tại một thời điểm nhất định không đủ chính xác. Đôi khi, doanh nghiệp có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn mà không cần tăng giá bán, việc tăng hàng tồn kho có thể làm tăng lợi nhuận trong thời kỳ lạm phát. Ngoài ra, cần phải tính đến sự khác biệt lớn giữa lợi nhuận danh nghĩa, và lợi nhuận thực tế.

Nhiều người nhầm lẫn khi cho rằng lạm phát giảm đồng nghĩa với việc giá giảm. Thực tế là giá cả hàng hóa chung đã không giảm mà còn tăng nhanh hơn so với trước đại dịch.

Chỉ có sự gia tăng đáng kể về nguồn cung tiền trong nền kinh tế mới có thể dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng về mức giá chung. Chính giám đốc ngân hàng trung ương mới là người gây ra tình hình kinh tế khó khăn như hiện tại.

ZeroHedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lạm dụng quyền biểu quyết: Chiến lược "bỏ phiếu trống" và những hệ lụy pháp lý
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Lạm dụng quyền biểu quyết: Chiến lược "bỏ phiếu trống" và những hệ lụy pháp lý

"Bỏ phiếu trống" là chiến lược cho phép nhà đầu tư có quyền biểu quyết mà không chịu rủi ro tài chính, gây tranh cãi về xung đột lợi ích trong quản trị công ty. Vụ kiện giữa Masimo và RTW mở ra cuộc tranh luận về tính hợp pháp và hệ lụy của chiến lược này.
Bài học từ câu chuyện "giao dịch nội gián" tại Fed
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bài học từ câu chuyện "giao dịch nội gián" tại Fed

"Giao dịch nội gián" không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn phản ánh sự yếu kém trong công tác giám sát. Bài viết này sẽ khám phá một thương vụ giao dịch gây sốc tại Fed, làm rõ những động lực đằng sau hành vi này và tác động tiêu cực đến ngành ngân hàng.
B4H - Pitch n' Slay Ladies Hour: Sân Chơi Đẳng Cấp Cho Phụ Nữ Tiên Phong Trong Thế Giới Blockchain
Bitget

Bitget

Cryptocurrency Exchange

B4H - Pitch n' Slay Ladies Hour: Sân Chơi Đẳng Cấp Cho Phụ Nữ Tiên Phong Trong Thế Giới Blockchain

Bitget sẽ tổ chức sự kiện lần thứ tư tại Thái Lan vào ngày 15 tháng 11, một ngày đặc biệt dành riêng cho phụ nữ trong lĩnh vực blockchain và công nghệ số hóa. Với tên gọi B4H - Pitch n' Slay Ladies Hour, sự kiện hứa hẹn sẽ mang đến một không gian nơi những người phụ nữ đầy tài năng và nhiệt huyết có thể chia sẻ ý tưởng và tầm nhìn của mình, đồng thời kết nối với những chuyên gia và nhà đầu tư hàng đầu trong ngành.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ