Lạm phát ở Canada giảm 2.7%, tăng khả năng BoC cắt giảm lãi suất trong tháng 6

Lạm phát ở Canada giảm 2.7%, tăng khả năng BoC cắt giảm lãi suất trong tháng 6

Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

07:33 22/05/2024

Lạm phát cơ bản hàng năm của Canada đã giảm trong tháng thứ tư liên tiếp, tạo điều kiện cho các nhà hoạch định chính sách bắt đầu chu kỳ nới lỏng trong những tháng tới, nhưng tốc độ hàng tháng tăng nhẹ có thể khiến việc cắt giảm lãi suất vào tháng 6 không phải là điều chắc chắn

Lạm phát cơ bản của Canada tiếp tục hạ nhiệt trong tháng 4 với tốc độ trung bình hàng năm là 2.75%, giảm từ mức 3.05% một tháng trước đó. Con số này thấp hơn so với mức 2.8% dự kiến trong một cuộc khảo sát của các nhà kinh tế của Bloomberg.

Tuy nhiên, tỷ lệ trung bình trong ba tháng đã tăng lên mức 1.64% so với cùng kỳ năm trước, từ mức 1.35% trong tháng 3, theo tính toán của Bloomberg. Đó là mức tăng đầu tiên kể từ tháng 12.

Lạm phát toàn phần đã tăng 2.7% so với cùng kỳ năm trước, phù hợp với kỳ vọng và giảm so với mức tăng 2.9% một tháng trước đó. Đây là tháng thứ tư liên tiếp lạm phát nằm trong phạm vi mục tiêu của ngân hàng trung ương.

CAD suy yếu sau tin. USDCAD tăng khoảng 0.24% trong ngày lên 1.3658 vào lúc 9 giờ sáng theo giờ Ottawa. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm của chính phủ Canada giảm 7 bps xuống 4.169%. Thị trường đã nâng định giá về việc cắt giảm lãi suất trong tháng 6 lên khoảng 60%, từ mức khoảng 40% trước đó.

Lạm phát Canada hạ nhiệt

Lạm phát toàn phần tăng 0.5% so với cùng kỳ tháng trước, cũng phù hợp với kỳ vọng và tăng 0.2% trên cơ sở điều chỉnh theo mùa.

Dữ liệu tháng 4 kéo dài chuỗi giảm của lạm phát cơ bản hàng năm kể từ đầu năm nay. Câu hỏi hiện tại là liệu việc giảm phát kéo dài 4 tháng đã đáp ứng được điều kiện tiến bộ bền vững hay chưa và liệu các nhà hoạch định chính sách có lựa chọn cắt giảm lãi suất ngay trong cuộc họp tiếp theo vào ngày 5 tháng 6 hay không?

Để xoay trục chính sách, Thống đốc Tiff Macklem và các quan chức của ông đặt ra một điều kiện là cần phải thấy “lạm phát cơ bản giảm hơn nữa và bền vững”. Các quan chức cho biết đã hài lòng với yếu tố “giảm thêm nữa” và hiện đang mong muốn thấy tiến trình “được duy trì”.

Đây là báo cáo cuối cùng trong số hai báo cáo lạm phát trước quyết định lãi suất tiếp theo của ngân hàng, trong đó Macklem mô tả lạm phát tháng 3 là “đi đúng hướng”. Phần lớn các nhà kinh tế trong cuộc khảo sát của Bloomberg kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách sẽ cắt giảm lãi suất chính sách 25 bps tại cuộc họp tháng 6, đánh dấu sự khởi đầu của một chu kỳ nới lỏng.

Nhà kinh tế Stuart Paul cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng hội đồng thống đốc BoC sẽ ngày càng tin tưởng rằng áp lực lạm phát cơ bản sẽ tiếp tục giảm. Chúng tôi nghĩ thị trường vẫn ủng hộ đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 7, nhưng nếu thị trường lao động bất ngờ nóng như trong tháng 4 - có nguy cơ việc nới lỏng chính sách sẽ bị trì hoãn thêm nữa."

“Mặc dù thị trường có vẻ vẫn còn do dự trong việc định giá đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 6, nhưng chúng tôi thấy dữ liệu lạm phát mới nhất là đủ để BoC bắt đầu chu kỳ nới lỏng” Royce Mendes, giám đốc vĩ mô chiến lược tại Desjardins Securities, cho biết trong một báo cáo cho các nhà đầu tư.

Charles St-Arnaud, nhà kinh tế trưởng tại Alberta Central, cho biết trong một email rằng không có gì trong báo cáo hôm thứ Ba có thể ngăn cản BoC cắt giảm lãi suất vào tháng tới.

Ông nói: “Nếu việc cắt giảm lãi suất không xảy ra vào tháng 6, đó sẽ là do các quan chức quá thận trọng, cho rằng rủi ro lạm phát tăng vẫn là một mối lo ngại”.

Benjamin Reitzes, chiến lược gia vĩ mô và lãi suất tại Ngân hàng Montreal, cho biết trong một email rằng không có gì phải bàn cãi rằng chính sách ở Canada đang bị thắt chặt.

“Câu hỏi đặt ra cho Ngân hàng Canada là liệu lạm phát đã được kiềm chế đủ để bắt đầu giảm mức độ thắt chặt hay chưa. Hiện chúng tôi có 4 báo cáo CPI ổn định liên tiếp, nhất quán với quan điểm rằng chênh lệch sản lượng đang gây ra áp lực giảm phát,” ông nói.

“Cánh cửa cho việc cắt giảm lãi suất vào tháng 6 đã mở, nhưng khi các quan chức sẽ thực hiện nới lỏng dần dần do sức mạnh của Hoa Kỳ và việc Fed vẫn giữ quan điểm cần lãi suất cao trong thời gian dài hơn."

Trong tháng 4, lãi suất thế chấp và tiền thuê nhà vẫn là những yếu tố góp phần lớn nhất vào sự thay đổi hàng năm của tỷ lệ lạm phát. Lãi vay thế chấp tăng 24.5% và giá thuê tăng 8.2%. Loại trừ chi phí nơi ở, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1.2% so với cùng kỳ năm trước, so với 1.5% trong tháng 3.

Loại trừ giá thực phẩm và năng lượng, lạm phát tăng 2.7% so với một năm trước, giảm từ mức 2,9%. Lạm phát dịch vụ giảm xuống 4.2%, từ mức 4.5% trong tháng 3. Lạm phát lương thực đạt 2.3% trong tháng 4.

Xét theo khu vực, giá tăng với tốc độ chậm hơn so với cùng kỳ năm trước và cùng kỳ tháng trước tại 6 trong số 10 tỉnh của Canada.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ