Lạm phát ở Tokyo hạ nhiệt, củng cố quan điểm thận trọng của BoJ về lãi suất

Lạm phát ở Tokyo hạ nhiệt, củng cố quan điểm thận trọng của BoJ về lãi suất

Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

08:16 29/03/2024

Lạm phát giá tiêu dùng ở Tokyo đã hạ nhiệt trong tháng 3, hỗ trợ cho lập trường chính sách thận trọng của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sau đợt tăng lãi suất đầu tiên kể từ năm 2007 vào đầu tháng này.

Bộ Nội vụ cho biết hôm thứ Sáu, lạm phát không bao gồm thực phẩm tươi sống đã tăng 2.4% tại Tokyo, thấp hơn mức 2.5% trong tháng 2, đúng như ước tính của các nhà kinh tế.

Chỉ số CPI không bao gồm thực phẩm tươi sống tại Tokyo

Dữ liệu lạm phát tiêu dùng đối của Tokyo được công bố chỉ hơn một tuần sau khi BoJ chấm dứt lãi suất âm, đồng thời cam kết duy trì các chính sách phù hợp trong thời gian ngắn. Ngay cả khi lạm phát đã giảm tốc, dữ liệu có thể khiến thị trường đặt câu hỏi về việc liệu bao lâu nữa BoJ sẽ tăng lãi suất, với phần lớn các nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát dự đoán một đợt tăng tiếp theo vào tháng 10.

Mặt khác, việc đồng Yên suy yếu hôm thứ Tư xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD đã dẫn đến một loạt cảnh báo từ các quan chức chính phủ có ý định can thiệp.

Đồng Yên suy yếu sẽ tiếp tục gây áp lực giá cho các mặt hàng nhập khẩu. Thống đốc Kazuo Ueda cho biết vào tuần trước, quyết định nâng lãi suất chính sách một phần là vì lo ngại rằng nếu chờ đợi quá lâu, sẽ dẫn đến việc phải tăng lãi suất một cách nhanh chóng.

Thành viên Hội đồng Thống đốc BoJ Naoki Tamura hôm thứ Tư muốn dần dần tăng lãi suất trong khi ngân hàng tiếp tục bình thường hóa chính sách, đồng thời lưu ý rằng việc duy trì chính sách nới lỏng không loại trừ khả năng sẽ có một đợt tăng lãi suất khác. Ông nói: “Việc tiếp tục duy trì điều kiện tài chính nới lỏng không có nghĩa là sẽ không có thêm bất kỳ đợt tăng lãi suất nào nữa”.

Hội đồng quản trị của BoJ sẽ họp lần tiếp theo vào tháng 4 để cập nhật về triển vọng giá. Trong báo cáo mới nhất từ tháng 1, ngân hàng này dự kiến giá tiêu dùng trong nước sẽ tăng 2.4% trong năm tài chính bắt đầu vào tháng 4, và tốc độ tăng trưởng giảm xuống 1.8% trong năm tiếp theo.

Một yếu tố có thể thúc đẩy lạm phát trong những tháng tới là chấm dứt trợ cấp nhiên liệu. Theo báo cáo của NHK, Thủ tướng Fumio Kishida đang chuẩn bị giảm một nửa trợ cấp tiền điện và gas từ tháng 5 và sau đó ngừng hẳn vào tháng 6. Các biện pháp mà Kishida thực hiện vào đầu năm 2023 đã khiến lạm phát tăng khoảng 1 điểm phần trăm trong năm.

Theo dữ liệu khác vào thứ Sáu, doanh số bán lẻ đã tăng 4.6% trong tháng 2 so với một năm trước. Sản lượng công nghiệp giảm 0.1% trong tháng 2 so với tháng trước, ít hơn ước tính đồng thuận tăng trưởng 1.3%.

Một bộ dữ liệu khác cho thấy, tình trạng thắt chặt trên thị trường lao động đã giảm nhẹ trong tháng Hai. Bộ lao động báo cáo rằng tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên 2.6% trong tháng 2 và tỷ lệ việc làm/số đơn ứng tuyển ở mức 1.26. Tuy nhiên, theo ngân hàng Teikoku Data, hơn một nửa số công ty được khảo sát phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân viên gắn bó lâu dài, mức cao nhất kể từ năm 2018.

Các nhà chức trách hy vọng rằng việc tăng lương, một phần do tình trạng thường xuyên thiếu lao động của quốc gia, có thể hỗ trợ phục hồi nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng. Rengo, nhóm công đoàn lao động lớn nhất Nhật Bản, cho biết trong tháng này các công ty đã đồng ý đàm phán để tăng lương 5.3% trong năm tài chính tới, mức tăng lớn nhất trong hơn 30 năm và cao hơn rất nhiều so với dự báo của các nhà phân tích.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ