Liệu Credit Suisse có là 'Lehman Brothers Châu Âu'?
Nguyễn Thanh Thùy Dung
Junior Analyst
Credit Suisse ngân hàng lớn thứ hai của Thụy Sĩ, đã trở thành tâm điểm chú ý của giới tài chính trong vài tuần qua, khi những lo ngại về khả năng thanh toán nợ ngày càng tăng, làm dấy lên lo lắng rằng ngân hàng này sẽ nối gót Lehman Brothers.
Vào cuối quý II, ngân hàng hơn 160 năm tuổi này có tổng tài sản khoảng 727 tỷ CHF (tương đương 735.68 tỷ USD). Mặc dù Credit Suisse đã có những tín hiệu tích cực đáng để chú ý gần đây, nhưng các vấn đề của ngân hàng này vẫn còn tiếp diễn, đặc biệt khi hai sự kiện liên quan đến 2 công ty đã khiến họ lỗ hơn 5 tỷ USD:
- Qũy đầu cơ Archegos Capital phá sản
- Đóng băng hàng loạt các quỹ đầu tư có liên quan đến công ty dịch vụ tài chính Greensill Capital đã phá sản gần đây.
Những thách thức dẫn đến việc ngân hàng thiếu định hướng rõ ràng, với một số giám đốc điều hành hàng đầu xin thôi việc. Kết quả là, trong nửa đầu năm nay, CS đã tiết lộ khoản lỗ khoảng 1.904 tỷ USD, với Moody's cho rằng rằng khoản lỗ cả năm có thể lên tới 3 tỷ USD. Các con số cho thấy một sự thay đổi trái ngược hoàn toàn so với doanh thu 1 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm năm ngoái.
Tất cả những yếu tố này gióng lên hồi chuông cảnh báo về độ tín nhiệm trong khả năng thanh toán nợ của ngân hàng. Bằng chứng cho điều này, bảo hiểm vỡ nợ và hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) đã tăng lên mức cao kỷ lục (hơn 250%).
Biểu đồ CDS của Credit Suisse
CDS là một loại bảo hiểm bù đắp rủi ro tín dụng với cơ chế rất đơn giản: một nhà đầu tư mua CDS của 1 tài sản để phòng ngừa rủi ro vỡ nợ có thể xảy ra. Chủ đầu tư trả một khoản phí bảo hiểm cho người bán. Nếu công ty phá sản, nhà đầu tư sẽ nhận được giá trị của tài sản. Nếu công ty không phá sản, người mua mất phí bảo hiểm đã trả.
Nhưng mặc dù Credit Suisse là chủ đề được bàn tán rộng rãi gần đây nhưng không thể so sánh các vấn đề bây giờ của họ so với năm 2008. Lehman Brothers là một trong những ngân hàng đầu tư nhỏ nhất ở Hoa Kỳ, nhưng chuyên về lĩnh vực bất động sản.
Biểu đồ cổ phiếu của Credit Suisse theo hàng tuần
Không có gì đáng ngạc nhiên, cổ phiếu Credit Suisse đã phản ứng với các tiêu điểm, lỗ khoảng 55% trong năm nay. Kết quả là giá trị vốn hóa thị trường của ngân hàng này giảm từ 25 tỷ USD xuống còn khoảng 11 tỷ USD. Rất nhiều khách hàng gửi tiền tại ngân hàng đã tiến hành rút tiền, gây ra một số sự chậm trễ tạm thời.
Hơn nữa, các banker đã liên hệ và trò chuyện với những khách hàng quan trọng nhất để đảm bảo về nguồn vốn và tính thanh khoản của ngân hàng vẫn rất tốt, tất cả đều nhằm ngăn chặn sự lo lắng đang tiếp diễn khi nhiều người đến rút tiền khỏi ngân hàng.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Thị trường đang đổ dồn chú ý vào 2 sự kiện trong ngày 27 tháng 10:
- CS đưa ra kết quả kinh doanh quý III. Hiện tại, ngân hàng này đã có hai quý tồi tệ trong năm 2022 và thị trường kỳ vọng CS này sẽ kết thúc quý III với tổng số tiền lỗ là 1.7 tỷ USD.
- Ngân hàng sẽ tiết lộ lộ trình đối phó với khủng hoảng.
CS sẽ cần huy động vốn khoảng 4 tỷ USD Mọi thứ đều cho thấy khả năng tăng vốn để đối mặt với việc tái cấu trúc hoạt động kinh doanh và khả năng bơm tiền để tránh sự sụp đổ của ngân hàng.
Các hành động thông thường sẽ là bán tài sản và sau đó tiến hành tăng vốn. Trong số các vụ bán tài sản có thể kể đến hoạt động kinh doanh LatAm Wealth, ngoại trừ Brazil, đã cắt giảm khoảng 5,000 việc làm của lực lượng lao động.
Hiện tại, Credit Suisse đã đề nghị mua lại khoản nợ lên tới 3 tỷ EUR của chính mình để trấn an các nhà đầu tư. Ngân hàng có đủ thanh khoản (CS là một trong những ngân hàng có tỷ lệ bao phủ thanh khoản cao nhất trong số các ngân hàng Châu Âu và Hoa Kỳ) để tận dụng sự sụt giảm gần đây của thị trường nợ và mua nợ của chính mình với giá chiết khấu. Điều này khiến cổ phiếu của CS tăng hơn 5% trong phiên 7/10 do chi phí bảo hiểm vỡ nợ giảm xuống.
CS cũng đang xem xét khả năng một nhà đầu tư tham gia vào một trong số những lĩnh vực kinh doanh mà họ hy vọng sẽ rút ngắn hoạt động kinh doanh. Mục đích là tăng tính thanh khoản và hỗ trợ chi phí tái cấu trúc tài chính. Hơn nữa, họ cũng đang đàm phán bán một khách sạn năm sao ở Zurich với giá 400 triệu CHF.
Một kế hoạch tái cấu trúc thực tế sẽ hướng tới việc xoa dịu những lo ngại hiện nay trong lâu dài. Thị trường cần lưu ý rằng ngân hàng này đã có tiền sử vỡ nợ trong các kế hoạch tái cơ cấu trước đây. Nhưng kế hoạch tái cơ cấu không phải là khả năng duy nhất của ngân hàng.
- Chính phủ Thụy Sĩ có thể giải cứu Credit Suisse.
- CS có thể được mua lại bởi một ngân hàng khác, ví dụ như UBS.
- Và tất nhiên, thị trường cho rằng khả năng 20% CS sẽ phá sản.
Nếu giải pháp thay thế cuối cùng xảy ra, thị trường sẽ xuất hiện hiệu ứng domino kinh hoàng đối với hệ thống ngân hàng Châu Âu và một giai đoạn mới của cuộc khủng hoảng tài chính, cùng với những gì chúng ta đang phải đối mặt, sẽ là một vấn đề lớn.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng chính phủ Thụy Sĩ đang nghiên cứu kể từ đầu năm về một luật mới sẽ hỗ trợ thanh khoản công cho các ngân hàng của nước này nếu họ phá sản.
Investing.com