Lo ngại Nga cắt nguồn cung một lần nữa khiến giá khí đốt châu Âu tăng mạnh!

Lo ngại Nga cắt nguồn cung một lần nữa khiến giá khí đốt châu Âu tăng mạnh!

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

10:08 23/08/2022

Việc bảo trì đột xuất đường ống Nord Stream 1, chạy từ Nga đến Đức qua Biển Baltic, đẩy tranh chấp khí đốt giữa Nga và Liên minh châu Âu lên cao hơn. Dòng khí đốt đi qua đường ống Nord Stream 1 sẽ bị ngừng trong thời gian ba ngày từ 31/8 đến 2/9. Holger Schmieding, kinh tế trưởng tại Ngân hàng Berenberg, cho biết thông báo của Gazprom nhằm khẳng định sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt từ Nga.

Giá khí đốt ở châu Âu tăng mạnh do lo ngại ngắt đường ống dẫn từ Nga
Giá khí đốt ở châu Âu tăng mạnh do lo ngại ngắt đường ống dẫn từ Nga

Giá khí tự nhiên châu Âu đã tăng mạnh vào thứ Hai sau khi tập đoàn năng lượng Gazprom thuộc chính phủ Nga cho biết họ sẽ đóng cửa cơ sở hạ tầng khí đốt lớn nhất châu Âu trong ba ngày kể từ cuối tháng này.

Việc đột xuất bảo trì hoạt động trên đường ống Nord Stream 1, chạy từ Nga đến Đức qua Biển Baltic, đã làm tranh chấp khí đốt giữa Nga và Liên minh châu Âu thêm trầm trọng. Đồng thời, nó cũng đẩy nguy cơ suy thoái và thiếu hụt trong mùa đông lên mức cao.

HĐTL khi đốt TTF Hà Lan, mức tiêu chuẩn tại châu Âu cho giao dịch khí đốt tự nhiên, đã tăng 19% vào thứ Hai, lên 291.5 euro (291.9 USD) mỗi megawatt giờ.

Hợp đồng đóng cửa vào thứ Sáu ở mức cao kỷ lục 244.55 euro mỗi megawatt giờ, ghi nhận ngày tăng thứ năm liên tiếp trong tuần.

Hôm thứ Sáu, Gazprom cho biết rằng lý do ngừng hoạt động Nord Stream 1 là máy nén duy nhất còn lại của đường ống cần được bảo dưỡng. Các dòng khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 sẽ bị ngưng trong thời gian ba ngày từ 31/8 đến 2/9.

Gazprom cho biết việc dẫn khí đốt sẽ tiếp tục với tốc độ 33 triệu mét khối mỗi ngày, khi việc bảo trì được hoàn thành “với điều kiện là không xác định trục trặc nào khác.”

Thông báo về việc đóng cửa tạm thời được đưa ra trong bối cảnh chính phủ các nước châu Âu đang chạy đua lấp đầy các kho lưu trữ dưới lòng đất bằng khí tứ nhiên, trong nỗ lực đảm bảo có đủ nhiên liệu để giữ ấm trong những tháng tới.

Nga đã giảm đáng kể nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu trong những tuần gần đây, với điển hình là việc đường ống Nord Stream 1 hiện chỉ hoạt động ở mức 20% khối lượng đã thỏa thuận.

Moscow trước đó đã đổ lỗi cho các thiết bị hỏng hóc và chậm trễ là nguyên nhân dẫn đến việc nguồn cung khí đốt giảm mạnh.

Tuy nhiên, Đức coi việc cắt giảm nguồn cung là một động thái chính trị nhằm gieo rắc sự hoảng loạn trong toàn khối thịnh vượng chung, và đồng thời cũng nhằm tăng giá năng lượng trong bối cảnh Điện Kremlin tấn công Ukraine.

Hai rủi ro nghiêm trọng

Cho đến nay, Đức đã mua hơn một nửa lượng khí đốt từ Nga. Chính phủ của nền kinh tế lớn nhất châu Âu hiện đang chiến đấu để tăng cường nguồn cung khí đốt mùa đông, trong bối cảnh gia tăng lo ngại rằng Moscow có thể sớm ngừng cung cấp khí đốt hoàn toàn.

Mặt khác, cuộc chạy đua tiết kiệm khí đốt của châu Âu lại diễn ra vào thời điểm giá cả tăng chóng mặt. Chi phí năng lượng tăng cao đang khiến hóa đơn hộ gia đình cũng tăng theo, đẩy lạm phát lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ và siết chặt sức chi tiêu của người dân.

Holger Schmieding, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Berenberg, cho biết thông báo của Gazprom nhằm khẳng định sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt từ Nga.

“Về phía mình, việc đóng cửa đường ống trong thời gian ngắn sẽ không tạo ra sự khác biệt lớn, đặc biệt là khi Nga đã giảm xuất khẩu khí đốt thông qua NS1 xuống còn 20% công suất kể từ ngày 27/7.”

“Nhưng nó làm bật lên hai rủi ro nghiêm trọng. Thứ nhất, Nga có thể tuyên bố sai rằng họ không thể mở lại đường ống sau đó vì ‘vấn đề kỹ thuật’ chỉ có thể được giải quyết nếu các lệnh trừng phạt của phương Tây được dỡ bỏ và thứ hai, sau này Nga cũng có thể đóng cửa các đường ống khác của họ đến châu Âu," ông nói thêm.

Schmieding cho biết giá khí đốt - với nguồn cung vốn đã khan hiếm, cao hơn sẽ “làm suy thoái ở châu Âu trầm trọng hơn.” Ông cũng cảnh báo việc cắt giảm nguồn cung khí đốt của Nga vào lúc này sẽ khiến Đức tăng khả năng đối mặt với tình trạng thiếu hụt trong mùa đông.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ