Lỗi kinh điển “Fat Finger” khiến thị trường trái phiếu Ấn Độ náo loạn!
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Lợi suất âm lần đầu tiên được thấy trên nền tảng giao dịch trái phiếu chính phủ Ấn Độ vào thứ Sáu sau khi một ngân hàng báo sai giá.
Trái phiếu lãi suất 6.17% đáo hạn vào năm 2021 được chào bán với mức lợi suất khoảng -1.5%, theo các nhà giao dịch đã chứng kiến báo giá trên Hệ thống thỏa thuận thương lượng (Negotiated Dealing System) của Trung tâm thanh toán bù trừ Ấn Độ (Clearing Corporation of India). Họ yêu cầu không được tiết lộ danh tính vì họ không được phép nói chuyện với giới truyền thông.
Một ngân hàng đã đặt báo giá sai, dẫn đến lợi suất âm vì trái phiếu gần đến ngày đáo hạn. Tập đoàn Clearing sau đó đã gửi email cho các nhà giao dịch để nói rằng không có sự thay đổi nào về cách thức hoạt động của hệ thống đối với việc nhập giá và tính toán lợi suất.
Trong khi có hơn 13.4 nghìn tỷ USD trái phiếu có lợi suất âm trên toàn thế giới, hiện tượng này chưa từng xảy ra ở một thị trường mới nổi như Ấn Độ, nơi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đang giao dịch ở mức trên 6%. Các nhà giao dịch suy đoán rằng hệ thống đã bị ghi đè thủ công và điều này đã gây ra mức báo giá lợi suất âm.
Các ngân hàng và tổ chức tài chính thường có hệ thống quản lý rủi ro nội bộ để ngăn ngừa các trường hợp xảy ra như lợi suất âm do lỗi thủ công gây ra. Điểm đáng quan tâm đối với các nhà giao dịch là nếu lợi suất âm bắt đầu xuất hiện trong Hệ thống khớp lệnh Repo của Clearcorp, hoặc nền tảng CROMS, nó có thể khiến việc bán khống trái phiếu Ấn Độ trở nên đắt đỏ hơn.
Chiến lược bán khống TPCP ngày càng được sử dụng nhiều hơn ở Ấn Độ sau khi kế hoạch vay nợ kỷ lục của chính phủ khiến trái phiếu tràn ngập trên thị trường. Một nhà kinh tế học tại Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ - ngân hàng lớn nhất của quốc gia và cũng nằm trong số những tổ chức nắm giữ nhiều TPCP Ấn Độ nhất - tháng trước đã khuyến khích Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ làm cho việc bán khống trở nên đắt đỏ hơn.
Nếu lợi suất giảm xuống vùng âm, việc vay trái phiếu để Short sẽ trở nên đắt đỏ hơn – như một cách áp đặt hình phạt hiệu quả đối với những người bán khống.
Bloomberg