[Market Brief 12.05.2023]: Chứng khoán Mỹ dao động 2 chiều, lợi suất trái phiếu đồng loạt giảm

[Market Brief 12.05.2023]: Chứng khoán Mỹ dao động 2 chiều, lợi suất trái phiếu đồng loạt giảm

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

08:59 12/05/2023

Diễn biến chính trong phiên giao dịch ngày hôm qua là sự sụt giảm của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn dài sau số liệu lạm phát PPI thấp hơn dự kiến.

[Market Brief 12.05.2023]: Chứng khoán Mỹ dao động 2 chiều, lợi suất trái phiếu đồng loạt giảm
[Market Brief 12.05.2023]: Chứng khoán Mỹ dao động 2 chiều, lợi suất trái phiếu đồng loạt giảm

Tâm điểm tối qua là đà sụt giảm của lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn dài sau số liệu lạm phát PPI thấp hơn dự kiến (xem bên dưới). Lo ngại về căng thẳng ở các ngân hàng khu vực vẫn tiếp tục. Một ngân hàng khu vực tiết lộ trong hồ sơ SEC rằng tiền gửi của họ đã giảm x% trong tuần đầu tiên của tháng Năm, với x là số có 1 chữ số khá lớn. Chỉ số Ngân hàng khu vực KBW giảm 2.4%. Chứng khoán Mỹ dao động cả 2 chiều. USD tăng trong khi giá vàng giảm.

Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari cho biết áp lực giá vẫn ở mức quá cao mặc dù đã có một số bằng chứng cho thấy nó đang giảm xuống. Ông cho biết “Lạm phát đã giảm nhưng nó vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của chúng tôi. Chúng tôi đã thấy tăng trưởng tiền lương trên toàn quốc đang phần nào yếu đi, nhưng nó vẫn chưa rõ ràng.” Ông cũng nhận định rằng không thấy bằng chứng nào cho thấy lĩnh vực dịch vụ của nền kinh tế Mỹ đang chậm lại. Ông nói "Trung bình các hộ gia đình Mỹ vẫn đang làm rất tốt trong việc quản lý bảng cân đối kế toán của chính họ." Ông cũng lưu ý rằng các gia đình có thu nhập thấp sẽ ngày càng khó khăn hơn.

Kỳ vọng của thị trường đối với động thái tiếp theo của Fed không thay đổi sau dữ liệu PPI. Hợp đồng tương lai lãi suất quỹ liên bang đang định giá 3% cơ hội tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tháng Sáu. Thị trường cũng đang định giá tổng cộng 78 điểm cơ bản cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay.

Cuộc họp rất được mong đợi vào hôm nay giữa Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và các nhà lãnh đạo quốc hội để thảo luận về trần nợ đã bị hoãn lại sang đầu tuần tới. Các quan chức sẽ tiếp tục đàm phán kín về kế hoạch chi tiêu trong cuộc họp.

DJIA giảm 0.7%, S&P500 giảm 0.2% và Nasdaq Composite Index tăng 0.2%. Euro Stoxx 50 tăng 0.1%. Chỉ số DXY tăng 0.6% lên 102.06 và tỷ giá EUR/USD giảm gần 70 pip xuống 1.0920.

Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm của Hoa Kỳ giảm 1 bp xuống 3.90% trong khi lợi suất 10 năm giảm 6 bp xuống 3.38%. Lợi suất trái phiếu 10 năm của Đức giảm 6 điểm cơ bản xuống 2.23%. Lợi suất trái phiếu 10 năm của Vương quốc Anh giảm 9 điểm cơ bản xuống 3.71%. BoE đã nâng lãi suất chính sách thêm 25 điểm cơ bản, lên 4.50% - mức cao nhất kể từ năm 2008.

Thống đốc Andrew Bailey cho biết lãi suất có thể cần phải tăng thêm nữa để tiếp tục cuộc chiến giảm lạm phát xuống mục tiêu 2%. Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng “Chúng tôi đang tiến gần đến điểm đó, nơi mà chúng tôi có thể tạm dừng.” CPI cơ bản ở Anh tăng 10.1% yoy trong tháng 3 và CPI lõi ở mức 5.7%. MPC dự báo lạm phát sẽ giảm xuống 5.1% vào cuối năm 2023, tăng từ dự đoán 3.9% trước đó. Chỉ số hoán đổi qua đêm (OIS) đang định giá 72% cơ hội tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tháng 6, lên 4.75%.

Giá dầu thô WTI trên sàn NYMEX giảm 2.3% xuống 70.87 USD và vàng giảm 0.7% xuống 2,015 USD.

Dữ liệu quan trọng của Hoa Kỳ được công bố vào hôm qua bao gồm:

1) Lạm phát PPI tháng 4 tăng 0.2% mom (Bloomberg dự kiến: 0.3%) từ mốc -0.4% trước đó. Không bao gồm thực phẩm và năng lượng, lạm phát PPI lõi tăng 0.2% mom, đúng như kỳ vọng của thị trường và từ mức 0% trong tháng 3. Tính trên cơ sở hàng năm, PPI cơ bản yếu hơn dự kiến, ở mức 2.3% yoy (Bloomberg dự kiến: 2.5%) so với 2.7% trước đó và PPI lõi tăng 3.2% (Bloomberg dự kiến: 3.3%) so với 3.4% trước đó;
2) Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu cho tuần kết thúc vào ngày 6 tháng 5 đã tăng nhiều hơn dự kiến lên 264 nghìn (Bloomberg dự kiến: 245 nghìn) so với 242 nghìn trước đó.

Hôm nay, số liệu sơ bộ về Chỉ số tâm lý của Đại học Michigan cho tháng Năm sẽ được công bố. Thị trường dự kiến nó ​​sẽ giảm nhẹ xuống 63.0 từ mức 63.5 trước đó.

Trên thị trường ngoại hối, USD/JPY tăng 20 pip lên 134.53 và AUD/USD giảm gần 80 pip xuống 0.6700.

Commerzbank

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế

Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng ông không tuyên bố đã chiến thắng hoàn toàn lạm phát. Thay vào đó, ông đang ghi nhận một bước tiến quan trọng trong hành trình phục hồi kinh tế sau đại dịch. Ông coi đây là một điểm chuyển hướng đáng kể, báo hiệu sự chuyển biến tích cực trong nỗ lực ổn định nền kinh tế và kiềm chế áp lực giá cả.
Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990

Từ đầu thập kỷ này, tác giả đã tập trung vào ba kịch bản: một là sự bùng nổ kinh tế kiểu "Roaring 2020s" như thập niên 1920, hai là sự tăng giá chóng mặt của thị trường chứng khoán như thập niên 1990, và ba là một kịch bản giống "That '70s Show" với các cú sốc địa chính trị đẩy giá dầu và lạm phát tăng vọt.
Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?

Ồ, Fed vừa hạ lãi suất quỹ liên bang 50 bps vào ngày hôm kia, và nền kinh tế đã phản ứng ngay lập tức. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm, hai cuộc khảo sát kinh doanh khu vực cho thấy sự tăng trưởng trong tháng 9, trong khi Chỉ số Kinh tế Đồng hành đạt mức cao kỷ lục mới vào tháng 8! Tất nhiên, chúng tôi chỉ đùa thôi.
Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu

Fed đã cắt giảm lãi suất 50 bps, nhưng điều này gây hoài nghi về sức mạnh của nền kinh tế Mỹ, khi nhiều chỉ số vẫn tích cực. Sự quan tâm của Nhà Trắng đối với tình hình Trung Đông gia tăng, trong khi có nguy cơ đình công tại các cảng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ vào thời điểm quan trọng. Cùng lúc, chính trị có thể tác động đến các quyết định của Fed, khiến tình hình trở nên phức tạp hơn trước cuộc bầu cử sắp tới.
Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất

Thị trường dầu mỏ đang chứng kiến sự hình thành đáy chữ V sau khi Fed thực hiện đợt cắt giảm lãi suất quyết liệt. Động thái này buộc một số quỹ phòng hộ phải từ bỏ lập trường bearish về dầu. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh báo cáo mới nhất từ JODI cho thấy nhu cầu dầu toàn cầu đạt mức kỷ lục, trong khi tồn kho toàn cầu suy giảm.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ