[Market Brief 17.5.2023]: Chứng khoán Mỹ giảm, lợi suất trái phiếu tiếp tục tăng cao

[Market Brief 17.5.2023]: Chứng khoán Mỹ giảm, lợi suất trái phiếu tiếp tục tăng cao

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

09:18 17/05/2023

Diễn biến chính trong phiên giao dịch qua đêm là tâm lý risk-off, sau khi báo cáo doanh số bán lẻ khá tốt được công bố và các quan chức Fed đưa ra một loạt bình luận diều hâu.

[Market Brief 17.5.2023]: Chứng khoán Mỹ giảm, lợi suất trái phiếu kho bạc tiếp tục tăng cao
[Market Brief 17.5.2023]: Chứng khoán Mỹ giảm, lợi suất trái phiếu kho bạc tiếp tục tăng cao

Diễn biến chính trong phiên giao dịch qua đêm là tâm lý risk-off, sau khi báo cáo doanh số bán lẻ tăng nhẹ được công bố và các quan chức Fed đưa ra một loạt bình luận diều hâu. Một số quan chức cho rằng Fed có thể chưa hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất. Chứng khoán Mỹ giảm điểm và lợi suất trái phiếu kho bạc tăng, đặc biệt là trái phiếu kỳ hạn ngắn nhạy cảm với các thay đổi chính sách. Chỉ số thị trường nhà ở NAHB mới nhất bất ngờ tăng. Dữ liệu kinh tế của Trung Quốc xấu đi cho thấy sự phục hồi kinh tế đang bị đình trệ.

Bàn về các cuộc đàm phán trần nợ, Tổng thống Biden cho biết "Tôi nghĩ các nhà lãnh đạo quốc hội đang đồng thuận rằng việc vỡ nợ không phải là một việc có thể lựa chọn" nhưng "vẫn còn nhiều việc phải làm". Tổng thống đã hủy chuyến đi tới Australia và Papua New Guinea sau chuyến đi dự kiến tới Hiroshima, Nhật Bản vào thứ Tư để dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G7. Ông sẽ trở lại Washington sớm hơn với hy vọng đạt được một thỏa thuận. Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy cho biết “Chúng tôi có rất nhiều việc phải làm. Có thể chúng tôi sẽ đạt được thỏa thuận vào cuối tuần. Không khó để làm điều này”. Lãnh đạo phe Đa số Thượng viện Chuck Schumer cho biết "Điểm mấu chốt là tất cả chúng tôi đã đồng thuận rằng rằng chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận về việc này".

Chủ tịch Fed Richmond Thomas Barkin cho biết ông thích "sự tùy chọn" ngụ ý trong tuyên bố chính sách mới nhất của Fed, rằng đây chưa chắc là thời điểm tạm dừng tăng lãi suất hay là đỉnh lãi suất. Ông nói “Tôi thực sự muốn nghiên cứu thêm về tác động trễ của các lần tăng lãi suất trước đây. Nhưng tôi cũng muốn giảm lạm phát. Và nếu tăng lãi suất thêm là điều cần thiết thì tôi cảm thấy thoải mái khi làm điều đó.” Ông nói thêm rằng các quan chức vẫn chưa quyết định họ sẽ làm gì tại cuộc họp FOMC vào tháng tới.

Chủ tịch Fed Cleveland Loreta Mester cho rằng lãi suất quỹ liên bang vẫn chưa thắt chặt đủ và sẽ xem xét tất cả các dữ liệu trong thời gian tới. Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee cho biết “Tôi nghĩ còn quá sớm để nói về việc cắt giảm lãi suất và còn quá sớm để nói rằng, ngay cả trong cuộc họp tiếp theo, liệu chúng ta có tạm dừng hay không? Chúng ta sẽ tăng lãi suất chứ? Hay chúng ta sẽ cắt giảm”

Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic cho biết “Kịch bản cơ sở của tôi là chúng tôi sẽ không thực sự nghĩ đến việc cắt giảm cho đến tận năm 2024. Nếu bạn xem xét các thước đo lạm phát, chúng hầu hết vẫn gấp hai lần so với mục tiêu của chúng tôi. Và đó là một chặng đường dài phải đi.

Chỉ số DJIA, S&P500 và Nasdaq Composite giảm lần lượt 1%, 0.6% và 0.2%. Euro Stoxx 50 đóng cửa không đổi. Chỉ số DXY tăng 0.1% lên 102.56 trong khi EUR/USD thấp hơn một chút vào khoảng 1.0860.

Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm của Hoa Kỳ tăng hơn 7 bp lên 4.08% và lợi suất 10 năm tăng hơn 3 bp lên 3.53%. Lợi suất trái phiếu 10 năm của Đức tăng hơn 4 điểm cơ bản lên 2.35% và lợi suất trái phiếu 10 năm của Anh không đổi ở mức 3.82%. Giá dầu thô WTI trên sàn NYMEX giảm 0.4% xuống 70.86 USD và vàng giảm 1.4% xuống 1,989 USD.

Dữ liệu của Hoa Kỳ được công bố vừa qua bao gồm:

1) Doanh số bán lẻ tháng 4 tăng ít hơn dự kiến, ở mức 0.4% hàng tháng (Bloomberg dự kiến: 0.8% và tháng 3 được điều chỉnh thành -0.7% từ -1% ban đầu. Không tính ô tô và khí đốt, doanh số mạnh hơn dự kiến và tăng 0.6% (Bloomberg dự kiến: 0.2%) trong khi tháng 3 được điều chỉnh giảm xuống -0.5% từ -0.3% ban đầu. Doanh số của nhóm kiểm soát, được tính trực tiếp vào GDP, đã tăng 0.7% (Bloomberg dự kiến: 0.4%) và tháng 3 đã được điều chỉnh giảm nhẹ ở mức -0.4% từ -0.3% ban đầu;

2) Tháng 5, chỉ số hoạt động của Fed Services tại New York giảm xuống -16.8 so với -9.8 trước đó. Điều này diễn ra sau sự sụt giảm mạnh hơn dự kiến ​​trong chỉ số Empire Manufacturing của Fed New York vào thứ Hai;

3) Sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng 0.5% mom (Bloomberg dự kiến: 0%) trong khi tháng 3 được điều chỉnh giảm xuống 0% từ 0.4% ban đầu;

4) Chỉ số thị trường nhà ở NAHB (Hiệp hội nhà thầu quốc gia) tháng 5 đã tăng 5 điểm lên 50 (Bloomberg dự kiến: 45) so với 45 trước đó. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 7 năm 2022.

Chủ tịch NAHB, Alicia Huey, cho biết các nhà thầu tiếp tục thể hiện “sự lạc quan thận trọng” ngay cả khi ngành phải đối mặt với những thách thức như thiếu máy biến áp và các vật liệu xây dựng khác, đồng thời các điều kiện tín dụng bị thắt chặt.

Số lượng nhà bắt đầu xây và giấy phép xây dựng sẽ được công bố ngày hôm nay.

Trên thị trường ngoại hối, USD/JPY tăng 30 pip lên 136.40 và AUD/USD giảm hơn 40 pip xuống 0.6660

Commerzbank

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế

Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng ông không tuyên bố đã chiến thắng hoàn toàn lạm phát. Thay vào đó, ông đang ghi nhận một bước tiến quan trọng trong hành trình phục hồi kinh tế sau đại dịch. Ông coi đây là một điểm chuyển hướng đáng kể, báo hiệu sự chuyển biến tích cực trong nỗ lực ổn định nền kinh tế và kiềm chế áp lực giá cả.
Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990

Từ đầu thập kỷ này, tác giả đã tập trung vào ba kịch bản: một là sự bùng nổ kinh tế kiểu "Roaring 2020s" như thập niên 1920, hai là sự tăng giá chóng mặt của thị trường chứng khoán như thập niên 1990, và ba là một kịch bản giống "That '70s Show" với các cú sốc địa chính trị đẩy giá dầu và lạm phát tăng vọt.
Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?

Ồ, Fed vừa hạ lãi suất quỹ liên bang 50 bps vào ngày hôm kia, và nền kinh tế đã phản ứng ngay lập tức. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm, hai cuộc khảo sát kinh doanh khu vực cho thấy sự tăng trưởng trong tháng 9, trong khi Chỉ số Kinh tế Đồng hành đạt mức cao kỷ lục mới vào tháng 8! Tất nhiên, chúng tôi chỉ đùa thôi.
Fed hậu cắt giảm lãi suất: Thanh khoản tăng vọt, rủi ro lạm phát tăng cao!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Fed hậu cắt giảm lãi suất: Thanh khoản tăng vọt, rủi ro lạm phát tăng cao!

Fed đã cắt giảm lãi suất, dẫn đến việc tăng thanh khoản dư thừa và rủi ro lạm phát gia tăng trong bối cảnh đồng USD yếu và chính sách tiền tệ nới lỏng. Tuy nhiên, sự gia tăng thanh khoản này cũng có thể làm gia tăng áp lực lạm phát, với lợi suất thực vẫn là yếu tố quan trọng cần theo dõi.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ