[Market Brief 29.05.2023]: Chứng khoán tăng điểm nhờ đạt được thỏa thuận trần nợ

[Market Brief 29.05.2023]: Chứng khoán tăng điểm nhờ đạt được thỏa thuận trần nợ

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

10:14 29/05/2023

Diễn biến chính trong phiên giao dịch thứ Sáu tuần trước là tâm lý risk-on của thị trường sau những diễn biến tích cực về trần nợ.

[Market Brief 29.05.2023]: Chứng khoán tăng điểm nhờ đạt được thỏa thuận trần nợ
[Market Brief 29.05.2023]: Chứng khoán tăng điểm nhờ đạt được thỏa thuận trần nợ

Diễn biến chính trong phiên giao dịch thứ Sáu tuần trước là tâm lý risk-on của thị trường sau những diễn biến tích cực về trần nợ. Chứng khoán Hoa Kỳ, dẫn đầu là cổ phiếu công nghệ một lần nữa có sự phục hồi mạnh mẽ. Sắc xanh bao phủ sàn chứng khoán bất chấp sự gia tăng của lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ sau khi có báo cáo về việc PCE lõi tháng 4 tiếp tục giảm phát với con số 4.7% yoy. Thị trường dường như đang tập trung vào tin tốt từ trần nợ công hơn là tin tiêu cực. Hợp đồng tương lai e-mini của S&P tăng 0.4% vào đầu phiên châu Á.

Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy cho biết hôm thứ Bảy rằng “Chúng tôi đã đi đến một thỏa thuận sơ bộ. Chúng tôi vẫn còn nhiều việc phải làm, nhưng tôi tin rằng đây là một thỏa thuận sơ bộ như thế này sẽ khích lệ người dân Mỹ”. McCarthy gọi thỏa thuận này là một động thái "mang tính chuyển đổi" trong việc cắt giảm chi tiêu - thứ mà đa số đảng viên Cộng hòa ủng hộ. Tổng thống Biden và McCarthy bày tỏ tin tưởng rằng Hạ viện sẽ thông qua thỏa thuận. Một cuộc bỏ phiếu dự kiến sẽ diễn ra ​​vào thứ Tư, ngày 31 tháng Năm. Thỏa thuận trên bao gồm một điều khoản kéo dài hai năm, giữ chi tiêu phi quốc phòng không thay đổi ở mức hiện tại.

Nếu thỏa thuận được thông qua, thị trường có thể sẽ chú ý đến những rủi ro khác. Cuộc họp tiếp theo của Fed sẽ diễn ra vào ngày 13-14/6. Hợp đồng tương lai lãi suất quỹ liên bang đang định giá 69% cơ hội tăng 25 bp vào tháng Sáu. Thị trường đang định giá 100% khả năng Fed tăng 25 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng Bảy. Họ cũng định giá mức cắt giảm lãi suất chỉ 33 điểm cơ bản vào cuối năm. Con số này giảm so với gần 70 bp vào một tháng trước.

Tuần trước, DJIA đã giảm 1% trong khi S&P500 tăng 0.3% và Nasdaq Composite Index tăng 2.5%. EuroStoxx 50 đã giảm 1.3% trong tuần. Chỉ số DXY tăng tuần thứ ba liên tiếp, tăng 1% lên 104.21 trong khi tỷ giá EUR/USD giảm 80 pip xuống 1.0720.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng mạnh trong tuần thứ hai liên tiếp do kỳ vọng về việc Fed tăng lãi suất tăng lên. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm đã tăng gần 30 điểm cơ bản lên 4.56% vào tuần trước sau mức tăng 28 điểm cơ bản trước đó. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã tăng 13 điểm cơ bản lên 3.80% sau mức tăng 21 điểm cơ bản. Tuần trước, lợi suất kỳ hạn 10 năm của Đức tăng 11 điểm cơ bản lên 2.54% trong khi kỳ hạn 10 năm của Anh tăng 34 điểm cơ bản lên 4.33%. Giá dầu thô trên sàn NYMEX tăng 1.6% lên 72.67 USD trong tuần. Vàng giảm tuần thứ ba liên tiếp, giảm 1.6% xuống 1,946 USD.

Dữ liệu của Hoa Kỳ được công bố cuối tuần vừa qua bao gồm:
1) Đơn đặt hàng lâu bền tháng 4 tăng 1.1% mom (Bloomberg dự kiến: -1%) so với 3.3% trước đó. Không bao gồm chi phí vận chuyển, hàng hóa lâu bền giảm 0.2% (Bloomberg dự kiến: -0.1%) so với 0.3% trước đó;
2) Thu nhập cá nhân tháng 4 tăng 0.4%, đúng như dự kiến, từ mức 0.3% trước đó;
3) Chi tiêu cá nhân tháng 4 tăng 0.8% mom (Bloomberg dự kiến: 0.5%) so với 0.1% trước đó;
4) Chỉ số giảm phát PCE tháng 4 tăng 0.4% mom (Bloomberg dự kiến: 0.3%) so với 0.1% trước đó. Con số này tương ứng với 4.4% yoy (Bloomberg dự kiến: 4.3%) so với 4.2% trước đó. Không bao gồm thực phẩm và năng lượng, chỉ số giảm phát PCE lõi là 0.4% mom (Bloomberg dự kiến: 0.3%) so với 0.3% trước đây. Con số này tương đương với 4.7% yoy (Bloomberg dự kiến: 4.6%) và thậm chí còn cao hơn mức 4.6% của tháng 3;
5) Số liệu cuối cùng về Niềm tin của người tiêu dùng tại Đại học Michigan vào tháng 5 đã được điều chỉnh lên tới 59.2 so với mức 57.7 ban đầu. Tuy nhiên, tin tốt là kỳ vọng lạm phát 1 năm đã được điều chỉnh giảm xuống 4.2% từ 4.5% ban đầu và lạm phát trung bình 5 năm trong 5 năm cũng được điều chỉnh xuống 3.1% từ 3.2%.

Trong tuần này, không có dữ liệu nào được phát hành ngày hôm nay. Thứ Ba là ngày công bố giá nhà CaseShiller, niềm tin của người tiêu dùng Conference Board và hoạt động sản xuất của Fed Dallas. Vào thứ Tư, hoạt động dịch vụ của Fed Dallas, cơ hội việc làm và khảo sát doanh thu lao động (JOLTS) và Beige Book của Fed sẽ cập bến thị rường. Thứ Năm là ngày của việc làm ADP, yêu cầu thất nghiệp ban đầu và chỉ số sản xuất ISM. Vào thứ Sáu, bảng lương phi nông nghiệp (NFP) tháng Năm sẽ được công bố. Thị trường dự kiến con số này tăng 190 nghìn so với 253 nghìn trước đó và tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ lên 3.5% so với 3.4% trước đó.

USD/JPY đã tăng tuần thứ ba liên tiếp sau khi lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ tăng. Cặp tiền tăng 260 pip lên 140.60. AUD/USD đã giảm 130 pip vào tuần trước xuống 0.6520.

Commerzbank

Broker listing

Cùng chuyên mục

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu

Fed đã cắt giảm lãi suất 50 bps, nhưng điều này gây hoài nghi về sức mạnh của nền kinh tế Mỹ, khi nhiều chỉ số vẫn tích cực. Sự quan tâm của Nhà Trắng đối với tình hình Trung Đông gia tăng, trong khi có nguy cơ đình công tại các cảng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ vào thời điểm quan trọng. Cùng lúc, chính trị có thể tác động đến các quyết định của Fed, khiến tình hình trở nên phức tạp hơn trước cuộc bầu cử sắp tới.
Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất

Thị trường dầu mỏ đang chứng kiến sự hình thành đáy chữ V sau khi Fed thực hiện đợt cắt giảm lãi suất quyết liệt. Động thái này buộc một số quỹ phòng hộ phải từ bỏ lập trường bearish về dầu. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh báo cáo mới nhất từ JODI cho thấy nhu cầu dầu toàn cầu đạt mức kỷ lục, trong khi tồn kho toàn cầu suy giảm.
Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng

Fed đã quyết định cắt giảm lãi suất quỹ liên bang 50 bps, một động thái phù hợp với kỳ vọng thị trường (xác suất của kịch bản này vượt 67% vào đầu tuần). Quyết định này khiến 104 trong số 113 chuyên gia được khảo sát bởi các hãng truyền thông tài chính hàng đầu bất ngờ. Do thị trường chưa hoàn toàn định giá mức cắt giảm mạnh mẽ này, chúng ta đã chứng kiến phản ứng thị trường dữ dội. Động thái này không chỉ phản ánh cách tiếp cận chính sách tiền tệ mới của Fed mà còn có thể dẫn đến một đợt điều chỉnh thị trường kéo dài, tiềm ẩn khả năng xáo trộn cục diện đối với USD.
Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?

FOMC đã đáp ứng kỳ vọng của thị trường, nhưng các nhà đầu tư nên cẩn trọng với "món quà" này. Mặc dù nguy cơ lạm phát cao đang dịu bớt, rủi ro suy thoái bắt nguồn từ thị trường lao động lại đang gia tăng. Trong cả hai kịch bản, thị trường đang chuẩn bị cho một giai đoạn biến động mạnh kéo dài trong năm 2024.
Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ