Một bài chia sẻ ngắn của Hoàng Đức Đạt và Trịnh Nam Anh!
LÃI SUẤT ÂM, chuyện bên lề
Một thế giới mà “NGƯỜI GỬI TIỀN” PHẢI TRẢ LÃI CHO “NGƯỜI ĐI VAY” tưởng như là không thể. Nhưng nó lại tồn tại ở Châu Âu và Nhật Bản nơi tồn tại khái niệm “LÃI SUẤT ÂM”.
… ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI…
Thay vì được hưởng lãi suất trên số tiền dư thưa để tại ngân hàng trung ương, trong môi trường lãi suất âm, các ngân hàng thương mại phải trả tiền để được làm điều đó. Mục đích của hàng đồng này nhằm khuyến khích các ngân hàng cho vay nhiều hơn, các doanh nghiệp và người dẫn sẽ cho vay, đầu tư hoặc tiêu tiền nhiều hơn thay vì kết giữ nó ở một nơi an toàn.
Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế giảm phát, người dân và doanh nghiệp lại có xu hướng cất giữ tiền thay vì chi tiêu và đầu tư, với niềm tin giá cả hàng hóa sẽ giảm xuống trong tương lai. Điều đó làm cho cầu hàng hóa giảm xuống và tiếp tục làm cho giá cả rơi xuống nhiều hơn, sự suy thoái của kinh tế sẽ xảy ra cùng với thất nghiệp tăng cao. Chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ là liều thuốc trong những điều kiện kinh tế như vậy. Nhưng nếu như nguồn gốc của sự giảm phát quá mạnh, lãi suất cắt giảm về 0 vẫn không thể thúc đẩy được kinh tế, khi đó sẽ cần có sự ra đời của khái niệm mới: “Lãi suất danh nghĩa âm”
…MỘT CHÍNH SÁCH ĐẦY BẤT NGỜ…
Năm 2016, Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản đã làm chấn động thị trường tài chính toàn cầu khi giới thiệu chính sách lãi suất âm, 18 tháng sau khi Ngân hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) trở thành siêu định chế tài chính đầu tiên mạo hiểm đưa lãi suất xuống dưới mức 0. ECB thu lãi suất 0.4% từ các ngân hàng thương mại để họ được gửi tiền ở ECB. Thụy Điển, Thụy Sỹ và Đan Mạch cũng đưa lãi suất đến mức âm nhằm làm yếu đồng tiền của họ và khuyến khích các nhà đầu tư tìm kiếm những cơ hội đầu tư ở những thị trường khác.
Do lãi suất của ngân hàng trung ương được sử dụng để tham chiếu cho nhiều hợp đồng vay gửi, lãi suất âm đã lan đến các loại trái phiếu khác. Tổng giá trị các trái phiếu có lãi suất âm đạt đỉnh vào năm 2016 lên đến 12.2 nghìn tỷ USD bao gồm cả trái phiếu các doanh nghiệp và các khoản nợ có bảo lãnh. Điều đó có nghĩa, những người cho vay sẽ không nhận được đủ số tiền mà họ đã đưa cho người cho vay khi hợp đồng đáo hạn. Trong khi phần lớn ngân hàng từ chối chuyển phần lãi suất âm này cho khách hàng gửi tiền vì lo sợ khách hàng sẽ rời bỏ họ, một vài ngân hàng đã bắt đầu làm điều đó.
… NHỮNG RỦI RO TIỀM TÀNG…
Nhiều người quan ngại rằng khi các ngân hàng thương mại bắt đầu tính phí trên các khoản tiền gửi của cư dân, thay vì chi tiêu hay chuyển tiền vào các kênh đầu tư sinh lời, người dân sẽ rút tiền khỏi hệ thống và mang về “cất dưới gối và ngủ ngon”. Điều này sẽ làm giảm lượng cung tiền trong lưu thông và làm cho lãi suất quay đầu tăng trở lại, trái ngược với những gì mà những nhà làm chính sách mong muốn
Ngoài ra các ngân hàng thương mại cũng chứng kiến sự sụt giảm biên lợi nhuận kể từ khi chính sách này ra đời, đe dọa tính an toàn bền vững của hệ thống tài chính.
…TƯƠNG LAI…
Liệu chính sách lãi suất âm có trở thành một “phát minh thần kì” trong cuộc chiến chống giảm phát hay là một rủi ro tiềm tàng cho những suy thoái kinh tế tiếp theo. Thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời.