Mỹ "ẵm trọn" 1/3 dòng vốn toàn cầu kể từ đại dịch Covid, liệu xu hướng sắp tới có thay đổi?

Mỹ "ẵm trọn" 1/3 dòng vốn toàn cầu kể từ đại dịch Covid, liệu xu hướng sắp tới có thay đổi?

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

10:14 17/06/2024

Trước những lời kêu gọi trên khắp thế giới trong những năm gần đây về việc đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm giảm sự phụ thuốc vào đồng USD, Mỹ vẫn thu hút gần 1/3 tổng số vốn đầu tư nước ngoài kể từ đại dịch Covid.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tỷ trọng dòng vốn trên toàn cầu chảy vào Mỹ vẫn tăng lên - chứ không giảm - kể từ khi tình trạng thiếu hụt đồng USD vào năm 2020 khiến nhà đầu tư lo sợ và sự kiện đóng băng tài sản của Nga vào năm 2022 làm dấy lên nghi ngờ về sự tự do lưu thông vốn. Theo IMF, tỷ trọng trung bình của Mỹ trước đại dịch chỉ đạt 18%.

Bất chấp những lo lắng về sự thống trị của đồng USD, việc lãi suất của Mỹ tăng lên mức đỉnh trong nhiều thập kỷ đã tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Hoa Kỳ cũng đã thu hút một làn sóng FDI mới nhờ các khoản ưu đãi trị giá hàng tỷ USD ​​của chính quyền Biden nhằm thúc đẩy sản xuất năng lượng tái tạo và chất bán dẫn.

Xu hướng này đánh dấu một sự thay đổi lớn so với thời kỳ trước đại dịch khi vốn đổ vào các thị trường mới nổi, bao gồm cả Trung Quốc. Tỷ trọng dòng vốn toàn cầu chảy vào Trung Quốc giảm hơn một nửa kể từ khi đại dịch xảy ra.

Nhưng với việc Donald Trump cam kết đảo ngược các chính sách quan trọng của "Bidenomics" nếu ông đắc cử vào tháng 11 và Fed đưa ra tín hiệu về việc bắt đầu hạ lãi suất vào cuối năm nay, lợi thế của Mỹ có thể sẽ không kéo dài.

Triển vọng chính sách
Stephen Jen, giám đốc điều hành của Eurizon SLJ Capital, cho biết: “Dòng vốn FDI vào Trung Quốc và dòng vốn đầu tư vào Mỹ đã thay đổi đáng kể so với những năm trước đại dịch. Những diễn biến mới về dòng vốn có thể sẽ chỉ thay đổi khi chính sách ở Mỹ và Trung Quốc thay đổi”.

Theo dữ liệu của IMF, tỷ trọng dòng vốn toàn cầu chảy vào Trung Quốc đã giảm xuống còn 3% trong giai đoạn 2021-2023, giảm từ mức gần 7% trong thập kỷ tính đến năm 2019.

Những con số này cho thấy lý do tại sao Chủ tịch Tập Cận Bình và các cộng sự của ông đã phải nỗ lực bấy lâu nay nhằm lấy lại sự quan tâm từ nhà đầu tư nước ngoài. Ông Tập cũng đang chuẩn bị cho một cuộc thảo luận của lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, dự kiến ​​sẽ đưa ra những bước cải cách mới - có khả năng làm thay đổi quan điểm của nhà đầu tư về Trung Quốc.

Mặc dù vậy, dữ liệu tháng 4 cho thấy dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Trung Quốc đã chậm lại trong tháng thứ 4 liên tiếp. Bên cạnh đó, với lãi suất giao động quanh mức đáy trong thời buổi hiện tại, dòng vốn nội địa của Trung Quốc đang có xu hướng chảy ra nước ngoài, với các công ty trong nước mua ngoại tệ nhiều nhất kể từ năm 2016 vào tháng 4.

Dòng vốn FDI chảy vào Trung Quốc giảm tháng thứ 4 liên tiếp

Mặt khác, động lực kinh tế của Mỹ đang ngày càng thu hút dòng vốn toàn cầu. World Bank hôm thứ Ba đã nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2024 dựa trên sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Hoa Kỳ. Theo dữ liệu của IMF, dòng vốn ròng chảy vào Mỹ đã chiếm khoảng 1.5% GDP trong giai đoạn 2021-2023.

Điều này đã đẩy các thị trường mới nổi cần nhiều vốn quốc tế để bắt kịp các nền kinh tế lớn vào thế khó. IMF cho biết các quốc gia mới nổi đã chứng kiến ​​dòng vốn ròng chảy ra nước ngoài trong những năm gần đây, lần thứ hai kể từ năm 2000. Năm 2023, tổng vốn FDI đổ vào các thị trường mới nổi chỉ chiếm 1.5% GDP - mức thấp nhất kể từ đầu thế kỷ.

Jonathan Fortun, chuyên gia kinh tế tại Viện Tài chính Quốc tế (IIF), cho biết: “Mỹ đang thu hút mọi sự chú ý. Điều này đã làm cạn kiệt dòng tiền chảy vào một số thị trường mới nổi.”

Dòng vốn chảy vào Mỹ bao gồm các dự án được tài trợ bởi chính quyền Biden. Ví dụ: Công ty Samsung Electronics của Hàn Quốc dự kiến ​​sẽ nhận được khoản tài trợ trị giá 6.4 tỷ USD để mở rộng sản xuất chip ở Texas, khoản tài trợ này nhằm thu hút tổng vốn đầu tư hơn 44 tỷ USD vào nước Mỹ.

Vẫn còn nhiều điều có thể thay đổi.

Các nhà hoạch định chính sách của Fed hôm thứ Tư đã đưa ra dự báo về chu kỳ cắt giảm lãi suất bắt đầu vào cuối năm nay. Điều đó có thể làm giảm sức hấp dẫn của trái phiếu Mỹ đối với nhà đầu tư trái phiếu toàn cầu.

Chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm của Trung Quốc và lãi suất của Fed

Trong khi đó, cuộc bầu cử tổng thống đang đến gần, dự kiến diễn ra vào tháng 11, có thể làm gia tăng sự bất ổn về chính sách - với những vấn đề như thuế, thuế quan và căng thẳng địa chính trị, vốn đang ngày càng trầm trọng.

Nợ công tăng vọt tại Mỹ cũng làm dấy lên mối lo ngại rằng Mỹ đang có nguy cơ rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính không thể tránh khỏi. Theo Alexis Crow, giám đốc bộ phận đầu tư theo chính trị của PWC, điều đó đe dọa đến sức hấp dẫn của thị trường tài chính Mỹ đối với các nhà đầu tư - như sự uy tín của của các khoản đầu tư TPCP Mỹ, vốn được xem là khoản đầu tư an toàn.

Chính trị Mỹ
Theo Grace Fan tại TS Lombard, điều đáng lo ngại nhất hiện nay là những bất ổn chính trị sâu sắc của Hoa Kỳ, làm dấy lên những lo ngại về kết quả bầu cử, pháp quyền và vai trò của chính phủ.

Bà chia sẻ: “Câu hỏi lớn sắp tới là liệu pháp quyền có được áp dụng trong nhiệm kỳ tổng thống tiếp theo đối với các nhà đầu tư nước ngoài và người dân Mỹ hay không. Đây là nền tảng để duy trì niềm tin của nhà đầu tư vào tài sản của Hoa Kỳ tại thời điểm mà xu hướng phi đô la hóa đang dần thu hút được nhiều sự chú ý hơn”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ