Mỹ - Trung Quốc tìm cách ngăn chặn làn sóng vỡ nợ ở các thị trường mới nổi

Mỹ - Trung Quốc tìm cách ngăn chặn làn sóng vỡ nợ ở các thị trường mới nổi

Bùi Thu Phương

Bùi Thu Phương

Junior Analyst

10:01 23/02/2024

Mỹ và Trung Quốc đang thảo luận các biện pháp mới nhằm ngăn chặn làn sóng vỡ nợ công ở các quốc gia mới nổi - một trong những nỗ lực quan trọng nhất trong nhiều năm nhằm hợp tác kinh tế giữa các siêu cường quốc.

Cuộc thảo luận bao gồm các cách để kéo dài thời hạn cho vay trước khi các quốc gia chậm thanh toán nhằm giảm bớt gánh nặng trả nợ lên tới hơn 400 tỷ USD hàng năm cho các nước nghèo, và tìm giải pháp thay thế cho các quốc gia hiện đang phải đối mặt với lãi suất cao. Ngoài việc kéo dài thời gian trả nợ, các đề xuất khác như tăng nguồn tài trợ từ Ngân hàng thế giới và các ngân hàng phát triển đa phương cũng đang được cân nhắc. Điểm mấu chốt là triển khai các biện pháp đó trước khi các quốc gia vỡ nợ và tham gia các cuộc đàm phán tái cơ cấu chính thức với các chủ nợ.

Bất kỳ đề xuất chung nào về các vấn đề nợ công toàn cầu giữa Washington và Bắc Kinh có thể sẽ cần sự hỗ trợ của toàn bộ G-20, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng thế giới – bộ ba đang nỗ lực giải quyết các vấn đề khó khăn nợ công toàn cầu kể từ đại dịch.

Việc này cuối cùng sẽ đòi hỏi sự đồng thuận rộng rãi từ các "chủ nợ" tư nhân, những người chiếm phần lớn thị phần trái phiếu các quốc gia đang phát triển mong đợi có tiếng nói lớn hơn trên bàn đàm phán. Những người tham gia cho biết, mục tiêu của cuộc thảo luận là đưa ra đề xuất với các nhà lãnh đạo G-20 khi họ gặp nhau ở Rio de Janeiro vào tháng 11.

Các cuộc thảo luận vẫn đang ở giai đoạn đầu và không rõ liệu chúng có mang lại điều gì hay không. Bộ Tài chính Mỹ từ chối xác nhận chi tiết các cuộc thảo luận và cho biết rằng: “Chúng tôi thường xuyên trao đổi với Trung Quốc những lo ngại về nợ công. Và chúng tôi cũng thảo luận với nhiều quốc gia về cấu trúc tài chính quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính của các quốc gia có thu nhập thấp.” Bộ Tài chính Mỹ và Bộ Ngoại giao Trung Quốc không phản hồi các yêu cầu bình luận.

Bế tắc nợ

Thảo luận Mỹ - Trung Quốc sẽ là một bước đột phá vì hai bên là những thế lực mạnh nhất tác động đến các khoản nợ công của nhiều quốc gia: Washington thống trị cấu trúc tài chính toàn cầu nhờ sự ảnh hưởng của Bộ Tài chính Mỹ tại IMF và Ngân hàng Thế giới, trong khi Bắc Kinh về cơ bản là chủ nợ lớn nhất của các quốc gia đang phát triển.

Các cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về tiến độ chậm chạp của Common Framework - một chương trình tái cơ cấu các khoản nợ do G-20, Ngân hàng thế giới và IMF đưa ra vào năm 2020.

Mục tiêu của Common Framework bao gồm việc đưa các nước chủ nợ phương Tây gọi chung là Tổ chức Paris ngồi vào bàn đàm phán với các chủ nợ mới đặc biệt là Trung Quốc và khu vực tư nhân. Nhưng quá trình đó đã bị chỉ trích vì tiến độ chậm chạp đến mức nguy hiểm, khiến các quốc gia vỡ nợ bị đình chỉ trong nhiều năm và cản trở những quốc gia gần phá sản tìm kiếm sự trợ giúp.

Ví dụ, Zambia vỡ nợ vào năm 2020 và vẫn chưa hoàn tất việc tái cấu trúc nợ của mình. Có vẻ như họ đã đạt được thỏa thuận tái cơ cấu nợ hơn 3 tỷ USD vào cuối năm ngoái, nhưng rồi thỏa thuận đó bị phá vỡ trong bối cảnh bế tắc giữa Bắc Kinh và các chủ sở hữu trái phiếu. Theo một nguồn tin, các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu trước cuộc gặp ở California vào tháng 11 giữa Tổng thống Joe Biden và Tập Cận Bình, nhưng tiếp tục kéo dài sang năm nay. Các vấn đề về nợ công đã được thảo luận trong chuyến thăm Bắc Kinh của Thứ trưởng Bộ tài chính Mỹ Jay Shambaugh hồi đầu tháng này.

Theo Ngân hàng Thế giới, các quốc gia đang phát triển đã chi một khoảng khổng lồ khoảng 443 tỷ USD để thanh toán chi phí lãi vay vào năm 2022. Ngân hàng đã cảnh báo tình hình này có nguy cơ khiến các quốc gia rơi vào khủng hoảng và tạo ra một thập kỷ kinh tế trì trệ.

Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, khoảng 10 quốc gia đang phát triển hiện trong tình trạng vỡ nợ hoặc có trái phiếu toàn cầu giao dịch ở mức gần như không thể thanh toán được.

Thị trường vốn quốc tế đã bắt đầu mở cửa trở lại cho một số người đi vay ở thị trường mới nổi, nhưng ở mức lãi suất có thể khiến ngân sách thêm nặng gánh. Ví dụ, Kenya đã bán 1.5 tỷ US trái phiếu trong tháng này với lãi suất coupon là 10.375%.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ