Nga có thể trở thành vựa nông sản lớn nhất thế giới nhờ biến đổi khí hậu

Nga có thể trở thành vựa nông sản lớn nhất thế giới nhờ biến đổi khí hậu

08:50 09/03/2021

Nhiều ý kiến cho rằng, biến đổi khí hậu sẽ không phải là vấn đề nghiêm trọng đối với một số quốc gia như Nga, Canada và tiểu vùng Scandinavia ở Bắc Âu. Lý do là những nước này sẽ chiến thắng trong lĩnh vực nông nghiệp và các con đường vận tải đường thủy ở Bắc Cực do băng tan.

Với lợi thế khu vực Siberia rộng lớn, nhiều tiềm năng chưa được khai thác và nhiệt độ đang ấm dần lên, không quốc gia nào có vị trí tốt hơn Nga để biến tác động biến đổi khí hậu thành cơ hội phát triển kinh tế.

Các nước phía Bắc hưởng lợi từ biến đổi khí hậu

Trên khắp thế giới, biến đổi khí hậu đang gây khủng hoảng nghiêm trọng, trở thành cơn ác mộng về hạn hán, sa mạc hóa, lũ lụt và nắng nóng, đe dọa cuộc sống các khu vực rộng lớn và thúc đẩy những làn sóng di cư.

Nhưng, đối với một số quốc gia, biến đổi khí hậu sẽ mang đến một cơ hội vô song và không quốc gia nào thể tận dụng biến đổi khí hậu tốt hơn Nga.

Giống như Canada, Nga giàu tài nguyên và có diện tích rộng lớn, có nhiều khả năng để phát triển. Sản lượng cây trồng của nước này dự kiến ​​sẽ được thúc đẩy do nhiệt độ ấm lên trong những thập kỷ tới, trong khi sản lượng ở Mỹ, châu Âu và Ấn Độ đều được dự báo sẽ giảm.

Nông nghiệp ở những nước này trở nên thuận lợi hơn rất nhiều khi Trái đất ấm lên.

Ước tính, khi lớp băng giá vĩnh cửu tan chảy sẽ làm lộ ra khoảng 5 triệu km vuông đất nông nghiệp màu mỡ ở Siberia và nơi này sẽ sẵn sàng cho khai thác nông nghiệp vào năm 2080. Phương Bắc ấm lên dẫn đến thời tiết thay đổi có thể làm cho khu vực này càng ẩm ướt và tạo ra nhiều bùn hơn.

Nằm ở phía Bắc của Trung Quốc và các nước châu Á đông dân khác, khu vực Siberia có lợi thế bậc nhất khi khí hậu biến đổi. Nền nhiệt độ trung bình hàng năm tại đây được dự đoán sẽ dao động từ 11,1 đến 15 độ C, rất thích hợp để trồng trọt. Trong tương lai, nhiều người sẽ di cư đến vùng này để làm nông nghiệp và tạo nên một làn sóng di chuyển về phương Bắc

Nga vươn lên dẫn đầu nền nông nghiệp thế giới?

Trong nhiều thế kỷ, phần lớn đất đai nửa phía Đông của Nga không thể trồng trọt được, chỉ có phần rìa cực Nam - trải dài dọc theo biên giới Trung Quốc và Mông Cổ - là đủ ôn hòa cho phát triển nông nghiệp. Nhưng khi khí hậu bắt đầu ấm lên, triển vọng để trồng trọt của khu vực này bắt đầu được cải thiện và tăng tốc nhanh chóng.

Cách đây 20 năm, trên khắp miền Viễn Đông nước Nga, những khu rừng hoang dã, đầm lầy và đồng cỏ đang dần được biến đổi thành những nơi chuyên canh đậu nành, ngô và lúa mì. Không phủ nhận Nga là một cường quốc nông nghiệp đang lên.

Việc trả đũa các biện phát trừng phạt kinh tế từ Mỹ và phương Tây vào năm 2014 đã tạo cơ hội cho các nhà sản xuất thực phẩm nội địa của Nga và thúc đẩy họ lấp đầy khoảng trống thiếu hụt nguồn cung cấp.

Đến năm 2018, các biện pháp của Tổng thống Putin đã phát huy hiệu quả. Kể từ năm 2015, xuất khẩu lúa mì của Nga đã tăng 100%, lên khoảng 44 triệu tấn, vượt qua cả Mỹ và châu Âu. Nga hiện là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, chiếm gần 1/4 thị trường toàn cầu. Xuất khẩu nông sản của Nga đã tăng gấp 16 lần kể từ năm 2000 và đến năm 2018 đạt giá trị gần 30 tỷ USD.

Nadezhda Tchebakova, một nhà sinh thái học hàng đầu của Nga, ước tính rằng vào năm 2080, lớp băng vĩnh cửu ở phần lãnh thổ châu Á sẽ giảm hơn một nửa. Biến đổi khí hậu có thể khiến 1,3 tỷ mẫu đất ở Siberia trồng trọt được trong hàng chục năm tới. Tuy nhiên, không phải tất cả đất từ tan băng sẽ hữu dụng vì vẫn còn đan xen các vùng đất bạc màu, hoặc sẽ cần nhiều phân bón để cây phát triển.

Sự tan chảy ổn định của băng biển Bắc Cực sẽ mở ra một con đường vận chuyển mới giúp cắt giảm thời gian vận chuyển từ Đông Nam Á đến châu Âu lên tới 40% và cũng rút ngắn thời gian đến Mỹ, giúp Nga thu lợi nhuận bằng cách kiểm soát tuyến đường này giữa Trung Quốc và phía Tây.

“Bụt chùa nhà không thiêng”

Vấn đề đặt ra là có bao nhiêu người Nga sẽ muốn lập nghiệp tại vùng Viễn Đông, trong khi dân số ở đây đang giảm dần. Những nỗ lực của Moscow nhằm thu hút người Nga tái định cư ở đó hầu hết thất bại.

Nga tập trung vào chính sách tái định cư vào việc di chuyển các công dân gốc Nga về phía Đông để khai thác vùng đất mới đầy cơ hội này. Chính phủ đang thực hiện kế hoạch kêu gọi công dân Nga sẵn sàng tái định cư ở Siberia và Viễn Đông, với mức ưu đãi mua bất động sản ở mức lãi suất 2%. Những người Nga sẵn sàng chuyển đến đó cũng có thể xin cấp các mảnh đất nông nghiệp miễn phí. Ngoài ra, đào tạo đại học và thuế thương mại cũng có thể miễn phí.

Chính phủ Nga cho biết, họ đã phân phối gần hơn 60.000 ha đất nông nghiệp cho khoảng 86.000 người, nhưng chỉ 86% trong số họ bám trụ tại vùng Viễn Đông. Kể từ năm 1991, dân số ở Đặc khu Liên bang Viễn Đông đã giảm 25% và tình hình nghiêm trọng đến mức chính phủ có thành lập Bộ Nguồn Nhân lực quốc gia để giải quyết vấn đề trên.

Về mặt đối ngoại, Nga không có vị trí thuận lợi để chào đón một lượng lớn người di cư lên phía Bắc như Mỹ hoặc Canada, thế nhưng cơ hội kinh tế và biến đổi khí hậu có thể thúc đẩy người nhập cư qua biên giới từ Trung Quốc. Nước Nga quyết tâm phát triển vùng Viễn Đông bằng một chiến lược hỗ trợ người di cư gần như chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Nga hơn là một chiến lược cố gắng ngăn cản.

Ngày nay, phần lớn vốn đầu tư của Trung Quốc đang ở Vladivostok, một thành phố cảng lộng lẫy cách Moscow khoảng 9 giờ bay. Tại đây, các công ty Trung Quốc đã bắt đầu chuyển hàng tỷ USD cho các hợp đồng thuê đất và hoạt động trang trại của Nga.

Absamat Dzhanboriev đại diện Cơ quan Đầu tư và Xuất khẩu Viễn Đông của Nga ở Vladivostok, mô tả sự gia tăng mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và hoạt động nông nghiệp quy mô lớn của doanh nghiệp tại địa phương. Năm 2018, hơn 900.000 tấn đậu nành đã được xuất khẩu từ vùng Viễn Đông. Dự đoán trong tương lai khu vực này đạt mức thu hoạch hai triệu tấn đậu nành từ hơn 3,7 triệu mẫu đất canh tác.

Trung Quốc là nhà đầu từ chính trong việc phát triển trang trại mới trong khu vực, nhiều hơn bất kỳ nguồn nước ngoài nào khác. Năm ngoái, công ty liên doanh Trung Quốc - Nga bắt đầu xây dựng trang trại rộng 4.000 ha trồng đậu nành và các loại cây trồng khác gần Vladivostok, đồng thời xây dựng một nhà máy chế biến đậu nành có công suất 240.000 tấn một năm.

link gốc tại đây

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Thử thách đặc biệt: Cơ hội vàng để sở hữu iPhone 16 Pro và AirPods 4 từ Binance!
Trần Vân Anh

Trần Vân Anh

Junior Editor

Thử thách đặc biệt: Cơ hội vàng để sở hữu iPhone 16 Pro và AirPods 4 từ Binance!

Chào mừng bạn đến với chương trình thử thách hấp dẫn nhất trong tháng! Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn có thể sở hữu những phần thưởng cực kỳ giá trị như Apple iPhone 16 Pro và AirPods 4. Với các nhiệm vụ đơn giản và phần thưởng đa dạng, bạn không chỉ có cơ hội giành được thiết bị công nghệ hàng đầu mà còn nhận thêm những ưu đãi hấp dẫn khác. Đừng bỏ lỡ cơ hội này để trải nghiệm sự thú vị và nhận quà tặng đặc biệt! Hãy tham gia ngay và chứng tỏ khả năng của bạn!
Sự kiện ra mắt chính thức của Connext Việt Nam: Khởi đầu kỷ nguyên giao dịch đầy tiềm năng
Trần Vân Anh

Trần Vân Anh

Junior Editor

Sự kiện ra mắt chính thức của Connext Việt Nam: Khởi đầu kỷ nguyên giao dịch đầy tiềm năng

Connext, một trong những nền tảng giao dịch trực tuyến hàng đầu thế giới, đã chính thức đặt chân đến thị trường Việt Nam. Sự kiện ra mắt chính thức của Connext Việt Nam với chủ đề "Khai phá tiềm năng giao dịch bất tận" đã thu hút sự quan tâm của hàng trăm nhà đầu tư, đối tác và các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ