Ngày càng nhiều người Mỹ bỏ việc thực ra là dấu hiệu tốt
Vào tháng 7, lượng nhân viên tự nguyện bỏ việc đã lên mức cao nhất trong vòng 5 tháng, minh chứng cho tâm lý tích cực của người Mỹ về triển vọng tìm kiếm việc làm trong giai đoạn nền kinh tế phục hồi.
Theo số liệu của Bộ Lao động, số người nghỉ việc trong tháng này tăng thêm 344,000 lên gần 3 triệu người. Tỉ lệ người bỏ việc/số người có việc làm đã tăng lên 2.1%, nghĩa là sắp chạm mức 2.3% - bằng thời điểm trước khi đóng cửa bởi Covid-19.
Các khảo sát của chính phủ về Mở cửa việc làm và Vòng quay lao động cũng đưa ra kết quả cao hơn dự báo với 6.6 triệu vị trí trống được tuyển dụng, chỉ ít hơn khoảng 400,000 vị trí so với trước khi đại dịch xảy ra. Lượng lao động bị sa thải trong tháng 7 cũng giảm so với tháng 6.
Tổng hợp lại, có thể kết luận “tỉ lệ bỏ việc đó khả năng đang là sự thật,” Steven Ricchiuto, chuyên gia kinh tế Mỹ cao cấp tại Mizuho Securities USA LLC cho biết. “Liệu tôi có thể nói con số này là con số kỳ vọng không? Không! Nhưng qua con số này tôi cho rằng thị trường lao động đang trở nên tích cực”
Tuy nhiên, một số người còn tỏ ra nghi ngờ bởi rõ ràng đại dịch đã gây rối loạn nền kinh tế và những hậu quả của Covid-19 vẫn còn hằn lên những ngành bán lẻ, giải trí và du lịch. Ngoài ra còn vấn đề phức tạp hơn: một số người có thể sẽ bỏ việc vì vấn đề chăm sóc con cái hoặc do lo sợ nguy cơ bị phơi nhiễm virus tại nơi làm việc.
Báo cáo của JOLTS cho thấy tỷ lệ bỏ việc tăng vọt trong lĩnh vực bán lẻ, đồng thời cũng tăng ở mức vừa phải hơn trong các ngành dịch vụ ăn uống và lưu trú. Trong tháng, người lao động chuyển sang nhóm các dịch vụ chuyên nghiệp và dịch vụ kinh doanh đang có nhiều vị trí tuyển dụng hơn.
Nick Bunker, giám đốc nghiên cứu kinh tế khu vực Bắc Mỹ, đã viết trên website việc làm Indeed: “Lần này tôi sẽ không phân tích nữa vì trước đây, có lần tôi đã giải thích tình trạng tăng tỷ lệ nghỉ việc là cách giúp người lao động tăng khả năng thương lượng và bày tỏ lòng tin của họ về tình hình thị trường lao động”
Với ông Peter Morici, một nhà kinh tế học và giáo sư danh dự tại Đại học Maryland: người Mỹ buộc phải học cách sống chung với virus, qua đó, có thể coi sự gia tăng tỷ lệ bỏ việc là một dấu hiệu tiến bộ của thị trường việc làm.
Ông Morici nói thêm: “Chúng tôi từng gặp những vấn đề này suốt và nếu có gì đáng nói, thì chúng sẽ dần dần ít nghiêm trọng hơn. Không phải là không đáng lo, nhưng thật sự đang ít nghiêm trọng dần."