Nhân dân tệ chịu áp lực từ dòng vốn khổng lồ chảy ra nước ngoài

Nhân dân tệ chịu áp lực từ dòng vốn khổng lồ chảy ra nước ngoài

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

18:17 19/09/2023

Trung Quốc đang chứng kiến ​​​​cuộc tháo chạy vốn lớn nhất trong nhiều năm, làm gia tăng áp lực lên đồng Nhân dân tệ.

Đồng tiền này đã bị ảnh hưởng từ mọi mặt từ việc hàng loạt công ty toàn cầu tìm kiếm lựa chọn thay thế cho Trung Quốc và sự phục hồi của hoạt động du lịch nước ngoài tác động đến thương mại dịch vụ. Tất cả đều được ghi lại trong dữ liệu chính thức mới nhất, cho thấy dòng vốn ra lớn nhất kể từ tháng 12/2015, 49 tỷ USD vào tháng trước.

Sự chuyển dịch vốn, được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng chậm chạp ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và chênh lệch lãi suất ngày càng lớn với Mỹ, đã đưa đồng nhân dân tệ xuống mức thấp nhất trong 16 năm. Đồng nội địa suy yếu càng làm giảm sức hấp dẫn của thị trường và dẫn đến dòng vốn chảy ra tăng nhanh, gây bất ổn cho thị trường tài chính.

Đó là trường hợp xảy ra sau đợt mất giá gây sốc vào năm 2015 trong cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ dưới chính quyền Trump, Bắc Kinh đã phải thắt chặt các biện pháp hạn chế vốn và tăng chi phí tài trợ cho đồng nhân dân tệ ở Hồng Kông. Mặc dù các nhà chức trách đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn đà suy yếu của nhân dân tệ trong thời gian này, tuy nhiên, xu hướng tháo chạy vốn có vẻ khó đảo ngược.

Gary Ng, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Natixis SA, cho biết: “Do khác biệt trong chính sách tiền tệ và môi trường vĩ mô hiện tại, khó có khả năng Trung Quốc đạt được đủ động lực để thu hút vốn trở lại”.

Theo số liệu từ Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước, trong số 49 tỷ USD dòng vốn ra vào tháng trước, 29 tỷ USD đến từ đầu tư chứng khoán. Trong khi dòng tiền vào đã tăng lên, thậm chí còn lớn hơn lượng rút đi.

Tình trạng diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh có nguy cơ không đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% trong năm nay, thị trường bất động sản suy yếu và xuất khẩu sụt giảm. Tỷ lệ sở hữu trái phiếu chính phủ Trung Quốc của các nhà đầu tư nước ngoài đã chạm đáy trong 4 năm vào tháng 8, trong khi họ phát hành lượng cổ phiếu kỷ trị giá 12 tỷ USD cùng tháng.

Đầu tư trực tiếp thâm hụt 16.8 tỷ USD trong tháng 8, mức tồi tệ nhất kể từ đầu năm 2016. Số dư đã âm kể từ giữa năm 2022 do các hạn chế về Covid của đất nước và việc đàn áp khu vực tư nhân. Đà phục hồi chậm kể từ khi các hạn chế của Covid được dỡ bỏ và niềm tin suy yếu của người tiêu dùng dẫn đến việc đầu tư quay trở lại chậm.

Trung Quốc đang bị thâm hụt lâu năm trong thương mại dịch vụ vì số lượng người dân đi du lịch nước ngoài đã vượt quá lượng du khách đến nước này. Xu hướng này càng trở nên trầm trọng hơn khi lượng lớn khách du lịch nước ngoài vẫn chưa quay trở lại, ngay cả khi nước này đã dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế liên quan đến Covid.

Nhân dân tệ đã giảm hơn 5% trong năm nay cả trong và ngoài nước, đánh dấu thành tích tệ nhất ở khu vực châu Á mới nổi sau đồng ringgit của Malaysia.

Dẫu vậy, dòng vốn ra có thể chậm lại do một số dấu hiệu ổn định của nền kinh tế Trung Quốc, mặc dù phần lớn phụ thuộc vào quỹ đạo lãi suất ở Mỹ và Trung Quốc, giám đốc đầu tư Edmund Goh tại abrdn Plc cho biết.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế

Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng ông không tuyên bố đã chiến thắng hoàn toàn lạm phát. Thay vào đó, ông đang ghi nhận một bước tiến quan trọng trong hành trình phục hồi kinh tế sau đại dịch. Ông coi đây là một điểm chuyển hướng đáng kể, báo hiệu sự chuyển biến tích cực trong nỗ lực ổn định nền kinh tế và kiềm chế áp lực giá cả.
Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990

Từ đầu thập kỷ này, tác giả đã tập trung vào ba kịch bản: một là sự bùng nổ kinh tế kiểu "Roaring 2020s" như thập niên 1920, hai là sự tăng giá chóng mặt của thị trường chứng khoán như thập niên 1990, và ba là một kịch bản giống "That '70s Show" với các cú sốc địa chính trị đẩy giá dầu và lạm phát tăng vọt.
Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?

Ồ, Fed vừa hạ lãi suất quỹ liên bang 50 bps vào ngày hôm kia, và nền kinh tế đã phản ứng ngay lập tức. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm, hai cuộc khảo sát kinh doanh khu vực cho thấy sự tăng trưởng trong tháng 9, trong khi Chỉ số Kinh tế Đồng hành đạt mức cao kỷ lục mới vào tháng 8! Tất nhiên, chúng tôi chỉ đùa thôi.
Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu

Fed đã cắt giảm lãi suất 50 bps, nhưng điều này gây hoài nghi về sức mạnh của nền kinh tế Mỹ, khi nhiều chỉ số vẫn tích cực. Sự quan tâm của Nhà Trắng đối với tình hình Trung Đông gia tăng, trong khi có nguy cơ đình công tại các cảng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ vào thời điểm quan trọng. Cùng lúc, chính trị có thể tác động đến các quyết định của Fed, khiến tình hình trở nên phức tạp hơn trước cuộc bầu cử sắp tới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ