Nhận định giá dầu thô: Biến động mạnh trước lo ngại suy thoái kinh tế
Trần Kiều Oanh
Junior Analyst
Dầu thô suy yếu trong phiên Á do lo ngại suy thoái toàn cầu. Một giàn khoan dầu vừa được bổ sung vào cuối tuần trước tại Mỹ, đẩy tổng số lượng giàn khoan lên mức 595, tăng mạnh so với con số 376 của năm 2021.
JP Morgan nhận định nếu kịch bản xấu nhất xảy ra, HĐTL dầu thô có thể đạt ngưỡng $380/thùng, cụ thể hợp đồng dầu WTI giảm xuống dưới $108.50/thùng trong khi dầu Brent giao dịch quanh mức $111.50.
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương chuyển biến tích cực sau khi các chỉ số chính trên phố Wall đồng loạt tăng 1% vào thứ Sáu tuần trước. Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông (HSI) hoạt động kém hiệu quả, giảm hơn 0.5% do công ty bất động sản Shimoa Group Holding Ltd lỡ hạn thanh toán trái phiếu ngoại tệ trị giá $1 tỷ.
Các ca nhiễm Covid 19 tại Trung Quốc gia tăng thúc đẩy tâm lý risk-off trên thị trường, AUD vẫn có thể phục hồi sau đợt giảm mạnh hôm thứ Sáu. RBA sẽ có cuộc họp mặt vào ngày mai, giới trader dự đoán mức tăng lãi suất 50bps, đẩy lãi suất chính lên 1.35%.
Kim loại công nghiệp chịu áp lực lớn, giá đồng, quặng sắt và niken đều giảm đáng kể. Vàng không có nhiều thay đổi ở mức $1,911/oz.
Lợi suất thị trường phát triển tại châu Á tiếp tục suy yếu. Lợi suất TPCP kỳ hạn 5 năm giảm 16 bps xuống 2.88%. Lợi suất TPCP Úc kỳ hạn 10 năm giảm gần 9 bps về mức 3.5%
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nỗ lực kiểm soát đường cong lợi suất bất chấp nghi vấn từ thị trường cho rằng BoJ không thể giữ lợi suất giảm nếu áp lực lạm phát tiếp tục tăng. USD/JPY đang giao dịch trên vùng 135.00, tiệm cận mức đỉnh 24 năm gần đây ở 137.00.
Tiêu điểm lịch kinh tế hôm nay bao gồm dữ liệu CPI của Thụy Sĩ và dữ liệu PMI của Canada.
Phân tích kỹ thuật dầu thô WTI
Dầu thô WTI đã vượt lên trên đường MA 100 ngày, thúc đẩy động lượng tăng giá mạnh. Kháng cự tiềm năng là 123.68 nếu giá phá qua vùng 116.57. Hỗ trợ tiếp theo lần lượt là 101.53, 98.20 và 95.28.
Dailyfx