Nhận định giá vàng, dầu thô: Một tuần bận rộn cùng dữ liệu FOMC, GDP quý IV của Mỹ
Trần Linh Phương
FX Trader
Giá vàng kéo dài ngày giảm thứ 3 liên tiếp sau khi chạm ngưỡng kháng cự quan trọng tại $1,870 vào tuần trước.
Chỉ số DXY giảm nhẹ sau khi tâm lý rủi ro hồi phục trên thị trường chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương, nhưng điều này dường như không khuyến khích các nhà giao dịch vàng chấp nhận rủi ro lúc này. Tuy nhiên, lịch kinh tế đến cuối tuần này có thể tạo ra biến động lớn với tiền tệ và hàng hóa: cuộc họp của FOMC vào ngày 27/1, GDP quý IV của Mỹ vào ngày 28/1 và dữ liệu lạm phát cơ bản PCE vào ngày 29/1.
Tác động của cuộc họp FOMC và gói kích thích tài khóa đối với giá vàng, dầu thô:
Cuộc họp FOMC hôm thứ Tư sẽ tiết lộ quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (dự kiến sẽ giữ nguyên) và quan trọng hơn là phát biểu của Jerome Powell về quan điểm của Fed đối với triển vọng kinh tế cũng như nhận định về kế hoạch cắt giảm lãi suất trong tương lai. Mặc dù kích thích tài khóa có thể giúp giảm bớt một số tác động kinh tế của đại dịch, nhưng sự phục hồi vẫn còn mong manh có thể khiến Fed tiếp tục giữ giọng điệu “dovish” trong tương lai gần. Điều này có thể mở đường cho sự suy yếu của đồng USD, đồng thời củng cố giá vàng và dầu thô.
Tình hình đại dịch nhiều thách thức và điều kiện thị trường lao động xấu đi gần đây cho thấy nhu cầu về kích thích tài khóa cũng tăng lên. Ứng cử viên Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã thể hiện sự ủng hộ đối với gói cứu trợ Covid trị giá 1.9 nghìn tỷ USD của Tổng thống Joe Biden và có khả năng bà sẽ hợp tác chặt chẽ với Jerome Powell nhằm kết hợp các biện pháp kích thích tài khóa và tiền tệ để thúc đẩy sự phục hồi hậu Covid. Kỳ vọng lạm phát có thể làm suy yếu giá vàng nhưng làm tăng giá dầu thô trong trung và dài hạn. Kể từ đầu tháng 11, WTI phần lớn vượt trội so với vàng với mức tăng khổng lồ 46%, trong khi kim loại quý chỉ tăng 6.3%.
Tác động của dữ liệu GDP quý IV của Hoa Kỳ lên giá vàng, dầu thô:
GDP quý IV của Mỹ được dự báo sẽ tăng với tốc độ 4% QoQ, điều chỉnh từ mức phục hồi mạnh mẽ là 33.4% được thấy trong quý thứ ba. Chỉ số thấp hơn dự kiến có thể khiến USD giao dịch thấp hơn và đẩy giá vàng lên. Tuy nhiên, giá dầu thô có thể bị đè nặng bởi triển vọng nhu cầu năng lượng giảm có xu hướng bù đắp tác động tích cực từ việc đồng USD yếu hơn.
Chỉ số GDP cao hơn có thể dẫn đến điều ngược lại.
Tác động của chỉ số giá PCE cơ bản lên giá vàng, dầu thô:
Thước đo chi phí tiêu dùng cá nhân (PCE) là một cân nhắc quan trọng đối với Fed khi xác định lãi suất chính sách của mình. Chỉ số giá PCE dự kiến sẽ là 1.3% YoY vào tháng 12, thấp hơn nhiều so với mục tiêu dài hạn của Fed là 2%. Số liệu thực tế cao hơn có thể khuấy động tinh thần của các thị trường đang lo lắng và dẫn đến việc USD giao dịch cao hơn vì nó có thể được coi là kìm hãm sự sẵn sàng cắt giảm lãi suất của Fed. Giá vàng và dầu thô có thể phản ứng tiêu cực nếu đồng USD tăng giá.
Mặt khác, chỉ số lạm phát PCE thấp hơn dự kiến có thể làm giảm giá đô la Mỹ và làm tăng giá hàng hóa.
Cả giá vàng và giá dầu thô đều thể hiện mối tương quan nghịch biến với chỉ số DXY, với hệ số tương quan trong 12 tháng qua với DXY lần lượt là -0.80 và -0.58.
Về mặt kỹ thuật, giá vàng đã chạm ngưỡng kháng cự ngắn hạn ở $1,870/oz và sau đó đi ngang tích lũy. Giá đã phá vỡ cạnh dưới của kênh giá tăng thiết lập từ đầu tháng 1, cho thấy áp lực bán trong ngắn hạn tương đối mạnh (biểu đồ bên dưới). Xu hướng chung vẫn thiên về giảm giá, thể hiện qua các đường trung bình động dốc xuống. Các mức hỗ trợ và kháng cự gần nhất lần lượt là $1,807/oz (mức thấp trước đó) và $1,870/oz (Fibonacci thoái lui 76.4%).
Giá vàng - Biểu đồ hàng ngày
Về mặt kỹ thuật, WTI dường như đã hình thành mô hình Double top như đánh dấu trong biểu đồ bên dưới. Mô hình này gợi ý về một đợt pullback sâu hơn, tới mốc 49.52 đô la Mỹ (100% Fibonacci mở rộng). Xu hướng chung vẫn là tăng như được thể hiện qua các đường trung bình động dốc lên. Tuy nhiên, tín hiệu MACD giao cắt xuống sẽ báo hiệu rủi ro về một đợt pullback ngắn hạn.