Nhận định thị trường chứng khoán quý 2: Chính sách của Fed vẫn tiềm ẩn rủi ro lớn đối với cổ phiếu

Nhận định thị trường chứng khoán quý 2: Chính sách của Fed vẫn tiềm ẩn rủi ro lớn đối với cổ phiếu

19:27 03/04/2022

Một quý đầu tiên đầy biến động đối với chứng khoán Mỹ, không chỉ vật lộn với Fed mà còn "điêu đứng" vì tăng căng thẳng địa chính trị.

Chỉ số S&P 500 đã giảm khoảng 5% trong Quý 1, tâm lý thị trường đã chuyển từ tích cực sang tiêu cực, tận dụng các nhịp hồi lên để bán ra. Nhiều yếu tố cản trở thị trường chứng khoán sẽ vẫn là động lực chính trong Q2. Hơn nữa, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị thúc đẩy giá năng lượng tăng, giá dầu ổn định trên 100 USD/thùng, cùng với sự gián đoạn nguồn cung do Trung Quốc gây ra, rủi ro tăng giá sẽ vẫn còn đối với lạm phát. Do đó, Cục Dự trữ Liên bang vốn đã rất thận trọng trong việc chống lại áp lực lạm phát, sẽ tìm cách ngăn chặn những rủi ro tăng giá đó nhanh hơn, và đưa lãi suất về mức bình thường hóa càng nhanh càng tốt. Điều này cho thấy một giai đoạn khó khăn khác sắp tới đối với khẩu vị rủi ro, và có khả năng vẫn có thể xảy ra hiện tượng bán tháo. Tuy nhiên, quan điểm của chúng tôi vẫn là: rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục là chính sách của Fed.

Đồ thị S&P 500 (Nguồn: Refinitiv):

Vui lòng thêm mô tả cho hình ảnh.

Trên đồ thị S&P 500, khu vực trọng tâm là vùng 4100, đánh dấu tâm lý hoảng loạn trong ngày Nga xâm lược. Nếu khu vực này bị xâm phạm, sẽ có nguy cơ giá tiến xuống 3800. Mốc 4100 được giữ vững hay không phần lớn dựa trên tiền đề rằng không có sự đổ vỡ trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine.

Ở phía trên, mức kháng cự gần nhất là vùng đỉnh nằm ở 4600.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tàn dư cuộc chiến chống lạm phát của Mỹ vẫn còn đó!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Tàn dư cuộc chiến chống lạm phát của Mỹ vẫn còn đó!

Cuộc chiến chống lạm phát của Mỹ đang hạ nhiệt, nhưng tác động của giai đoạn khó khăn vẫn còn kéo dài, với nhiều người phải tìm đến các trại tạm trú và ngân hàng thực phẩm do chi phí sinh hoạt tăng cao. Nhiều gia đình vẫn gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu cơ bản do giá cả tăng vượt mức thu nhập. Trong khi đó, những người sở hữu tài sản, như cổ phiếu và bất động sản, lại được hưởng lợi từ sự gia tăng giá trị của tài sản trong bối cảnh kinh tế cải thiện.
Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế

Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng ông không tuyên bố đã chiến thắng hoàn toàn lạm phát. Thay vào đó, ông đang ghi nhận một bước tiến quan trọng trong hành trình phục hồi kinh tế sau đại dịch. Ông coi đây là một điểm chuyển hướng đáng kể, báo hiệu sự chuyển biến tích cực trong nỗ lực ổn định nền kinh tế và kiềm chế áp lực giá cả.
Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990

Từ đầu thập kỷ này, tác giả đã tập trung vào ba kịch bản: một là sự bùng nổ kinh tế kiểu "Roaring 2020s" như thập niên 1920, hai là sự tăng giá chóng mặt của thị trường chứng khoán như thập niên 1990, và ba là một kịch bản giống "That '70s Show" với các cú sốc địa chính trị đẩy giá dầu và lạm phát tăng vọt.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ