Nhận định USD/JPY: Yên Nhật bứt phá trước USD - Cơ hội hay thách thức cho nhà đầu tư?
![Phạm Phương Anh Phạm Phương Anh](/uploads/2024/05/07/photo2024-05-0714-33-59-a8b7b32a2f076755138b928745568a6f.jpg)
Phạm Phương Anh
Junior Editor
Đồng Yên Nhật bật tăng vào thứ Năm sau khi chỉ số giá sản xuất (PPI) của Nhật Bản công bố cao hơn dự kiến. Sự suy yếu nhẹ của đồng USD tạo thêm áp lực lên tỷ giá USD/JPY và góp phần vào đà giảm này. Lo ngại về thuế quan thương mại của Trump và chênh lệch lãi suất Mỹ-Nhật ngày càng tăng đang hạn chế đà tăng của JPY.
![](/uploads/2025/02/13/gbpjpy-f65655f4234e3f0ab9c306bc6efa4091.jpeg)
Đồng Yên Nhật (JPY) duy trì mức tăng khiêm tốn trong phiên nhờ chỉ số giá sản xuất (PPI) mạnh hơn được công bố từ Nhật Bản vào sáng thứ Năm, điều này củng cố kỳ vọng rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Yếu tố này, cùng với việc xuất hiện một số hoạt động bán đồng USD, giữ cho cặp USD/JPY tránh xa mức cao nhất trong hơn một tuần đã chạm tới vào hôm thứ Tư.
Tuy nhiên, JPY thiếu động lực mua do lo ngại về tác động của thuế quan đối với thép và nhôm nhập khẩu của Tổng thống Mỹ Donald Trump, và khả năng áp dụng thuế quan đáp trả. Hơn nữa, chênh lệch lợi suất Mỹ-Nhật ngày càng mở rộng, được thúc đẩy bởi kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh lạm phát vẫn còn dai dẳng, góp phần hạn chế đồng Yên có lợi suất thấp hơn.
Một số yếu tố tác động thị trường
- Báo cáo sơ bộ công bố vào thứ Năm cho thấy chỉ số giá sản xuất (PPI) của Nhật Bản tăng 0.3% so với tháng trước và tăng 4.2% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Điều này cho thấy dấu hiệu áp lực lạm phát đang lan rộng tại Nhật Bản, cùng với dữ liệu tăng trưởng tiền lương gần đây, ủng hộ khả năng tăng lãi suất thêm của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
- Thống đốc BoJ Kazuo Ueda và Phó Thống đốc Himino gần đây đã báo hiệu khả năng tăng lãi suất thêm nếu nền kinh tế và giá cả phù hợp với dự báo.
- Các nhà đầu tư Yên Nhật tỏ ra thận trọng giữa lo ngại rằng thuế quan không miễn trừ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với hàng hóa nhập khẩu có thể gây nguy hiểm cho sự ổn định kinh tế của Nhật Bản.
- Cục Thống kê Lao động Mỹ báo cáo vào thứ Tư rằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) toàn phần tăng 0.5% trong tháng 1 - mức cao nhất kể từ tháng 8/2023 và cao hơn dự kiến. Dữ liệu cho thấy lạm phát vẫn còn dai dẳng, cùng với các chi tiết việc làm khả quan của Mỹ vào thứ Sáu, cho thấy Cục Dự trữ Liên bang sẽ duy trì lập trường thắt chặt.
- Chủ tịch Fed Powell cho biết ngân hàng trung ương muốn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt trong thời điểm hiện tại vì lạm phát, mặc dù đang giảm, vẫn cao hơn mục tiêu 2%.
- Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm ghi nhận mức tăng một ngày lớn nhất kể từ tháng 12 sau khi công bố CPI Mỹ nóng, làm rộng chênh lệch lãi suất Mỹ-Nhật.
- Nhà đầu tư hiện đang chờ đợi số liệu PPI Mỹ, cùng với số liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Mỹ, có thể ảnh hưởng đến đồng USD và thúc đẩy cặp USD/JPY.
Phân tích kỹ thuật
Biểu đồ USD/JPY khung thời gian ngày
Tình hình giao dịch USD/JPY đang có những tín hiệu tích cực cho phe mua. Cụ thể, trong đêm qua tỷ giá đã vượt qua mức 152.75 và tiếp tục tăng vượt ngưỡng Fibonacci 38.2% của đợt giảm hồi tháng 1-2. Tuy nhiên, các chỉ báo kỹ thuật trên biểu đồ ngày tuy đã cải thiện nhưng chưa thực sự mạnh mẽ. Vì vậy, nhà đầu tư nên thận trọng chờ đợi thêm động thái mua mới, đặc biệt là khi tỷ giá vượt vùng 154.75-154.80 (tương đương mức Fibonacci 50%). Nếu điều này xảy ra, USD/JPY có khả năng sẽ tiếp tục tăng vượt mốc 155.00 và hướng đến các mục tiêu cao hơn quanh bùng kháng cự 155.45-155.50 và sau đó là mốc 156.00 (tương đương mức Fibonacci 61.8%)
Ngược lại, mốc 154.00 và vùng 153.75-153.70 đang đóng vai trò hỗ trợ quan trọng. Nếu xuất hiện thêm động lượng bán, tỷ giá USD/JPY có thể giảm về mức 153.00 - SMA 100 ngày. Tiếp theo, cặp tiền có thể sụt giảm về ngưỡng 152.75, nơi hội tụ của đường SMA 200 ngày và mức Fibonacci 23.6%. Nếu tỷ giá break-down khỏi ngưỡng mức này, khả năng cao sẽ tiếp tục giảm về vùng 151.40 và có thể xuống dưới 151.00 (đáy trong 2 tháng qua được thiết lập vào thứ Sáu tuần trước).
FX Street