Vàng chững lại đà tăng sau khi Fed phát tín hiệu "án binh bất động"
![Phạm Phương Anh Phạm Phương Anh](/uploads/2024/05/07/photo2024-05-0714-33-59-a8b7b32a2f076755138b928745568a6f.jpg)
Phạm Phương Anh
Junior Editor
Giá vàng tiếp tục tăng trong hai ngày liên tiếp nhờ nhiều yếu tố thuận lợi. Sự sụt giảm nhẹ của đồng USD cùng với những lo ngại về chính sách thuế quan mới của Trump đã hỗ trợ cho đà tăng của giá vàng. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên thận trọng khi quyết định mua vào ở thời điểm này, bởi thị trường đang giảm dần kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất.
![](/uploads/2025/02/13/gia-vang-2225-bdf87e5073bdcb216dbd37b5597c020f.jpeg)
Giá vàng tiếp tục mở rộng xu hướng tăng vào thứ Năm, sau khi đã phục hồi từ mức 2,864 USD trong ngày hôm trước. Đà tăng này được hỗ trợ khi báo cáo lạm phát tiêu dùng của Mỹ cao hơn dự báo. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm đã kéo theo sự suy yếu của đồng USD, từ đó thúc đẩy giá vàng đi lên. Thêm vào đó, thị trường đang lo ngại về khả năng xảy ra chiến tranh thương mại toàn cầu sau khi Tổng thống Trump đề xuất các biện pháp thuế quan mới, khiến các nhà đầu tư tìm đến vàng như một tài sản trú ẩn an toàn.
Trong khi đó, số liệu lạm phát tiêu dùng Mỹ cao hơn được công bố vào thứ Tư đã tái khẳng định kỳ vọng thị trường rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ duy trì quan điểm thắt chặt và giữ lãi suất ổn định trong thời gian dài. Điều này có thể hỗ trợ lợi suất trái phiếu Mỹ và đồng USD, từ đó tạo áp lực lên giá vàng - tài sản phi lợi suất trong khi phân tích kỹ thuật cho thấy giá vàng đang nằm trong vùng quá mua trên biểu đồ ngày. Các nhà giao dịch hiện đang chờ đợi công bố Chỉ số Giá Sản xuất (PPI) của Mỹ để có động lực mới.
Giá vàng được hỗ trợ bởi USD yếu đi và nỗi lo chiến tranh thương mại:
- Phản ứng ban đầu của thị trường đối với số liệu lạm phát tiêu dùng Mỹ mới nhất hóa ra ngắn hạn do lo ngại về thuế quan thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump, tiếp tục có lợi cho giá vàng trú ẩn an toàn.
- Trump đã ký sắc lệnh hành pháp vào thứ Hai áp thuế 25% đối với nhập khẩu thép và nhôm vào Mỹ và cũng hứa hẹn áp thuế đối ứng rộng rãi hơn để phù hợp với mức thuế mà các chính phủ khác áp dụng với sản phẩm Mỹ.
- Cục Thống kê Lao động Mỹ báo cáo vào thứ Tư rằng Chỉ số Giá Tiêu dùng toàn phần của Mỹ tăng 0.5% trong tháng 1 - mức cao nhất kể từ tháng 8/2023 - và tăng lên 3% từ mức 2.9% so với cùng kỳ năng trước trong tháng 12.
- Trong khi đó, CPI lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, tăng 0.4% theo tháng và nhảy vọt 3.3% so với cùng kỳ năm trước cao hơn với mức dự kiến 3.1%, cho thấy áp lực lạm phát cơ bản.
- Chủ tịch Fed Powell nói với các nhà lập pháp Mỹ rằng cuộc chiến với giá cả tăng vẫn chưa kết thúc, điều đó có nghĩa là bất kỳ đợt cắt giảm lãi suất nào sẽ phải chờ đến khi rõ ràng lạm phát sẽ trở về mục tiêu 2%.
- Chủ tịch Fed Atlanta lưu ý rằng thị trường lao động đang hoạt động cực kỳ tốt và GDP có khả năng phục hồi hơn dự kiến, mặc dù số liệu lạm phát mới nhất cho thấy vẫn cần theo dõi cẩn thận.
- Các thành viên thị trường đã nhanh chóng phản ứng và hiện chỉ thấy một đợt cắt giảm lãi suất của Fed vào cuối năm nay, hỗ trợ lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm ghi nhận mức tăng một ngày lớn nhất kể từ tháng 12.
- Tuy nhiên, đồng USD vẫn đang ở mức thấp trong tuần và khó thu hút được người mua mới. Điều này có lợi cho giá vàng, vì vàng được định giá bằng USD - khi USD yếu đi thường sẽ đẩy giá vàng lên cao.
Phân tích kỹ thuật
Biểu đồ XAU/USD khung thời gian ngày
Về phân tích kỹ thuật, chỉ báo RSI cho thấy vàng đang nằm trong vùng quá mua, do đó nhà đầu tư cần thận trọng trước khi tiếp tục mua vào. Khu vực 2,942-2,943 USD - là đỉnh lịch sử được thiết lập vào thứ Ba - có thể sẽ là vùng kháng cự mạnh cho kim loại quý này.
Ngược lại, nếu giá vàng giảm xuống dưới mốc 2,900 USD, nhiều khả năng sẽ sụt giảm về về quanh vùng 2,864 USD - mức thấp gần nhất. Nếu động lượng bán tiếp tục gia tăng, XAU/USD có thể sẽ nhanh chóng giảm về khu vực 2,834-2,832 USD, thậm chí có thể xuống tới mốc 2,800 USD.
FX Street