Nhật Bản chi kỷ lục 62 tỷ USD để hỗ trợ đồng yên trong tháng qua

Nhật Bản chi kỷ lục 62 tỷ USD để hỗ trợ đồng yên trong tháng qua

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

10:47 03/06/2024

Nhật Bản đã chi kỷ lục 9,800 tỷ yên (62.2 tỷ USD) trong tháng qua để hỗ trợ đồng yên sau khi nó giảm xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với USD, vượt quá tổng số tiền Nhật Bản đã sử dụng trong năm 2022 để bảo vệ giá trị đồng tiền nước này.

Bộ Tài chính công bố con số vào thứ Sáu cho giai đoạn từ ngày 26/4 đến 29/5. Số tiền này vượt quá ước tính trước đó là 9,400 tỷ yen dựa trên so sánh tài khoản của BoJ và dự báo của các nhà môi giới tiền tệ. Kỷ lục can thiệp hàng tháng trước đây của Nhật Bản là 9,100 tỷ yên đã được thiết lập trong hoàn cảnh rất khác khi chính quyền cố gắng làm suy yếu đồng yên vào mùa thu năm 2011.

Nhật Bản công bố số liệu chính thức cho thấy nước này đã can thiệp vào thị trường ngoại hối trong tháng qua

Việc chi ngân sách kỷ lục cho hoạt động can thiệp thể hiện cam kết của chính phủ Nhật Bản trong việc đẩy lùi những nhà đầu cơ đặt cược vào sự sụt giảm của đồng yên. Số tiền khổng lồ cũng nhấn mạnh quy mô hành động cần thiết để có tác động dù chỉ trong ngắn hạn tới thị trường và sự suy giảm của các đợt tấn công nhằm bảo vệ đồng tiền.

"Con số có vẻ hơi lớn nhưng nằm trong phạm vi dự kiến", ông Hirofumi Suzuki, chuyên gia chiến lược ngoại hối trưởng tại Ngân hàng Sumitomo Mitsui cho biết. "Số tiền không vượt quá 10 nghìn tỷ yên và không quá lớn cho thấy USD/JPY thực tế không phản ứng nhiều".

Tính đến 7 giờ 20 phút tối tại Tokyo, đồng yên giảm khoảng 0.3% xuống mức 157.25 so với USD, thay đổi không đáng kể so với trước khi số liệu được công bố.

Báo cáo hàng tháng sẽ đo lường các dữ liệu tính từ 2 ngày làm việc cuối cùng của tháng trước. Chi tiết về cách thực hiện các đợt can thiệp sẽ được công bố khi Chính phủ công khai dự trữ ngoại hối và các dữ liệu hoạt động chính sách tiền tệ của tháng 4 và tháng 5.

Nhật Bản theo dõi chênh lệch lãi suất

Đồng yên dự kiến sẽ tiếp tục chịu áp lực do chênh lệch lãi suất ngày càng lớn giữa Nhật Bản và Mỹ. Trong khi BoJ cuối cùng cũng đã tham gia vào đà thắt chặt chính sách tiền tệ như Fed, lãi suất ngắn hạn của Nhật Bản vẫn chỉ ở mức 0.1% so với 5.5% của Fed.

Cho đến khi có dấu hiệu rõ ràng hơn về thời điểm lãi suất Mỹ sẽ bắt đầu giảm hoặc BOJ đẩy mạnh nỗ lực tăng lãi suất hoặc cắt giảm mua trái phiếu, thì rất ít khả năng tình thế sẽ thay đổi.

Các quan chức tại Nhật Bản nhận thức rằng nỗ lực của họ chỉ đơn giản là câu giờ chứ không thể đảo ngược xu hướng. Từ quan điểm đó, các đợt can thiệp đã tương đối thành công. Mặc dù đồng yên đã mất đi phần lớn đà tăng giá so với một tháng trước, nhưng JPY vẫn chưa quay trở lại mốc 160 yên đối với USD.

"Bạn thực sự không thể nói được rằng việc chi một số tiền nhất định sẽ mang lại tác động như thế nào, bởi thị trường giống như những sinh vật sống", ông Hideo Kumano, nhà kinh tế học tại Viện Nghiên cứu Dai-Ichi Life và là một cựu quan chức NHTW cho biết. "Nhưng nếu không có can thiệp, đồng yên sẽ còn suy yếu hơn nữa, vì vậy tôi tin rằng đợt can thiệp khoảng 10 nghìn tỷ yên đã hiệu quả".

Giới chức Nhật Bản vẫn giữ im lặng về việc liệu họ có can thiệp vào thị trường như một phần chiến thuật nhằm giữ bí mật với các nhà giao dịch và duy trì cảnh giác trước làn sóng các nhà đầu cơ. Lần này, chính quyền đã thành công trong việc câu giờ trong khoảng một tháng bằng cách tiến hành can thiệp ngay từ đầu tháng.

Nhật Bản đã bán ra dự trữ ngoại hối và mua vào yên nhằm can thiệp vào tỷ giá. Số liệu cuối tháng 4 cho thấy quốc gia này có 1.14 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại hối, cho thấy Tokyo vẫn còn đủ lực đối đầu với làn sóng nhà đầu cơ đặt cược vào sự suy yếu đồng yên.

Tuy nhiên, Nhật Bản chỉ có thể sử dụng một phần dự trữ để hỗ trợ đồng tiền của mình, do cần phải duy trì nguồn ngoại hối sẵn sàng trong trường hợp khủng hoảng toàn cầu hoặc tình huống khẩn cấp khác.

Quốc gia này cũng phải xem xét các cam kết quốc tế về việc để thị trường quyết định tỷ giá hối đoái.

Trong những tuần gần đây, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã liên tục nhấn mạnh rằng can thiệp tiền tệ nên là một công cụ hiếm khi được sử dụng và các quan chức phải cảnh báo công khai trước khi áp dụng. Nhóm các nước G7 đã đồng ý không can thiệp vào tỷ giá hối đoái trừ khi nhằm ngăn chặn biến động cực đoan.

Nếu đồng yên tiếp tục suy yếu, áp lực có thể buộc BoJ có thêm hành động nhằm kìm hãm sự suy yếu của đồng tiền nước này.

Đã có dấu hiệu cho thấy Thống đốc BoJ Kazuo Ueda đã điều chỉnh thông điệp của mình về đồng yên để thúc đẩy lạm phát. Sự thay đổi này diễn ra sau cuộc gặp với Thủ tướng Fumio Kishida đầu tháng 5 sau đợt can thiệp gần nhất.

Những nhận xét của ông Ueda sau cuộc họp chính sách của BoJ vào tháng 4 được cho là đã thúc đẩy sự suy yếu của đồng yên, buộc phải có đợt can thiệp. Diễn biến này tương tự chuỗi sự kiện xảy ra vào tháng 9/2022.

Tuy nhiên, BoJ đã chuyển hướng kể từ khi ông Ueda nhậm chức, tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2007 và giảm trần lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm. Việc cho phép lãi suất tăng trên 1% đã ngăn tỷ giá USD/JPY rơi vào khoảng 160 yên.

"Ngân hàng có lẽ đang nghĩ rằng họ đã giao tiếp không được tốt lắm vào tháng 4," ông Kumano nói. Điều đó không có nghĩa là đợt tăng lãi suất sẽ diễn ra vào tháng 7, nhưng BoJ nhiều khả năng sẽ đưa ra một tín hiệu về việc này trong thời gian tới và đồng thời nâng kỳ vọng về lãi suất cao hơn, ông nhấn mạnh.

Bloomberg

Xem thêm các chủ đề: #USD #JPY

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lãi suất cho vay ở Trung Quốc ổn định, PBOC duy trì chính sách tiền tệ thận trọng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Lãi suất cho vay ở Trung Quốc ổn định, PBOC duy trì chính sách tiền tệ thận trọng

Trong bối cảnh biên lợi nhuận của các ngân hàng Trung Quốc đang sụt giảm nghiêm trọng, các ngân hàng tại Trung Quốc tiếp tục duy trì lãi suất cho vay ở mức hiện tại trong tháng 9. Quyết định này cho thấy các nhà hoạch định chính sách vẫn thận trọng trong việc tung thêm các biện pháp kích thích kinh tế.
BoJ giữ nguyên lãi suất, thị trường chờ đợi động thái tiếp theo
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

BoJ giữ nguyên lãi suất, thị trường chờ đợi động thái tiếp theo

BoJ đã quyết định duy trì chính sách tiền tệ hiện hành trong cuộc họp hôm nay. Quyết định này thể hiện sự thận trọng của BoJ sau khi thị trường chứng kiến sự biến động mạnh mẽ sau đợt tăng lãi suất hồi tháng 7. Mặc dù vậy, BoJ vẫn để ngỏ khả năng tăng lãi suất trong tương lai để đối phó với những thay đổi của nền kinh tế.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ