Nhìn lại lịch sử: Đà tăng mạnh nhất của hàng hóa từ năm 1980 là tin xấu cho thị trường chứng khoán
Ngô Văn Thịnh
Economic Analyst
Chỉ số hàng hóa Bloomberg đã tăng xấp xỉ 60% kể từ tháng 4 năm 2020. Theo kinh nghiệm từ quá khứ, thị trường chứng khoán sẽ thực sự bị ảnh hưởng bởi đà tăng này.
Với chỉ 2 ngày giao dịch còn lại trong tháng, đây là mức tăng nhanh nhất trong 10 tháng trong hơn 40 năm và là ngày thứ 8 kể từ khi Chỉ số BCOMSP bắt đầu cách đây hơn 60 năm.
Tính đến 10 tháng tăng mạnh nhất trong danh sách đó trước đây, có sáu lần vào năm 1973, hai lần vào năm 1980 và còn lại nằm trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 1974 đến tháng 6 năm 2008. Hiệu suất trung bình của S&P 500 tiếp theo các tháng đó như sau:
1 tháng: -1.1% (với 9/10 lần giảm điểm)
3 tháng: -3.8% (với 7/10 lần giảm điểm)
6 tháng: -7.9% (với 7/10 lần giảm điểm)
1 năm: -11.4% (với 8/10 lần giảm điểm)
Trên thực tế, năm 1980 là năm ngoại lệ duy nhất khi đợt tăng giá hàng hóa cực đoan như vậy không dẫn đến sự sụt giảm hai con số của S&P 500 trong năm tiếp theo.
Đầu tuần này, tôi lập luận rằng thời điểm thị trường có đặc điểm giống nhất với ngày hôm nay là năm 2011 - và tháng 4 năm 2011 đánh dấu sự kết thúc của mức tăng giá nhanh thứ 12 trong lịch sử, dựa trên các tính toán ở trên. Đó vẫn là khoảng thời gian tương đồng nhất trong sự nghiệp giao dịch của tôi và là lý do tôi đột ngột chuyển sang tiêu cực với cổ phiếu, nhưng đối với những tay lão làng trên thị trường, họ sẽ thắc mắc liệu thế giới ngày nay giống với năm 1973/74 hay 1980 hơn?