Những bình luận về cắt giảm QE đang diễn biến trái ngược tại 2 bên bờ Đại tây dương
Ngô Văn Thịnh
Economic Analyst
Hãy quên việc cắt giảm chính sách hỗ trợ đi, điều quan trọng là khi nào lãi suất sẽ được tăng lên mà thôi.
Ít nhất đó là thông điệp đến từ châu Á với việc RBNZ ra tín hiệu tăng lãi suất vào tháng 5 năm 2022. Quá trình định giá lại lợi suất kỳ hạn ngắn cho hai lần tăng lãi suất trong năm tới đã thúc đẩy đồng NZD và AUD/USD cũng hưởng lợi - vẫn giữ ở mức 2024. Liệu RBA có thể giữ nguyên kế hoạch chỉ tăng lãi suất vào năm 2024 nữa không? Ngay cả việc các quan chức Fed bắt đầu đề cập đến cắt giảm QE cũng không giúp ích được gì nhiều cho đồng đô la - giao dịch gần mức thấp nhất trong năm.
Phó Chủ tịch Fed, Clarida gợi ý rằng một cuộc thảo luận về việc thu hẹp quy mô mua tài sản có thể được đưa ra trong “các cuộc họp sắp tới” dường như bị thị trường phớt lờ. Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ hầu như không thay đổi và vẫn đang dao động gần mức thấp nhất trong hai tuần, khoảng 1.58%. Tất nhiên, giống như những người đồng cấp tại New Zealand, tiến trình "tapering" phụ thuộc vào cách dữ liệu thể hiện - và thị trường sẽ không nhận được nhiều "tiến bộ đáng kể" ngày hôm nay với điểm nổi bật là cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc kỳ hạn 5 năm.
Tất nhiên, các bình luận của Fed sẽ không hoàn chỉnh nếu không có sự đồng thuận về lạm phát nhất thời. Thành viên Hội đồng thống đốc ECB Francois Villeroy de Galhau đã sớm nói về việc điều chỉnh PEPP bất cứ lúc nào –- một thông điệp được lặp lại từ thành viên ECB - Panetta với cảnh báo rằng việc giảm dần QE sẽ đến khi lạm phát kéo dài. Mức chênh lệch lợi suất giữa TPCP Đức và Mỹ sẽ thu hẹp dần trong khi EUR/USD sụt giảm, nhưng ít nhất phải đợi sau khi tỷ giá đạt được mức đỉnh ngày 8 tháng 1 tại 1.2285 khi sự lạc quan về phục hồi được kéo dài.
Các cặp chéo khác với đồng euro diễn biến khá trái chiều với EUR/SEK đi ngang trước Báo cáo ổn định tài chính của Thụy Điển ngày hôm nay. Có khả năng xảy ra cảnh báo giá nhà tăng cao. Nhưng có những dấu hiệu rằng lạm phát chỉ mang tính tạm thời khi nhìn vào phân tích của Bloomberg về các yếu tố thúc đẩy giá hàng hóa, nó cho thấy các giao dịch đầu cơ thay vì sự mất cân bằng kéo dài là nguyên nhân chính. Điều đó khiến giá cả dễ bị đảo ngược đột ngột - điều mà các nhà hoạch định chính sách vốn hy vọng để kiềm chế lạm phát.
Laura Cooper, Bloomberg