Niềm tin và hi vọng: Chiến lược lý tưởng tại thời điểm hiện tại

Niềm tin và hi vọng: Chiến lược lý tưởng tại thời điểm hiện tại

Nam Anh

Nam Anh

Senior Economic Analyst

11:36 20/05/2020

Trong 8 tuần qua, “niềm tin và hi vọng” đã cho thấy nó không những là một chiến lược khả thi, mà thậm chí còn vô cùng lý tưởng - Một chút chia sẻ và ngẫm nghĩ đến từ Cameron Crise - chiến lược gia của Bloomberg

Như đa số các bạn, tôi đang thừa quá nhiều ngày phép cho năm 2020, mà có lẽ khả năng tôi có thể dùng chúng cho những kì nghỉ thật sự khó có thể xảy ra. Do đó, sau 1 đêm chủ nhật trằn trọc, tôi quyết định dành 1 trong những ngày nghỉ quý giá của mình để lấy lại sức vào thứ 2. Thực ra điều này đem lại cho tôi cơ hội để quan sát thị trường từ xa, khỏi bị phân tâm bởi bảng giá nhảy loạn xạ trên màn hình. Thực tế, thị trường hiện nay cũng tồn tại khá nhiều yếu tố hỗ trợ cho các tài sản rủi ro, nhưng theo tôi yếu tố mạnh nhất lại đến từ 1 nguồn lực có lẽ không một ai ngờ tới. Mọi người thường nói “Hi vọng không phải là một chiến lược”, và theo những nguyên tắc cơ bản của quản trị rủi ro thì điều đó rõ ràng là đúng. Tuy nhiên, trong 8 tuần qua, “niềm tin và hi vọng” đã cho thấy nó không những là một chiến lược khả thi, mà thậm chí còn vô cùng lý tưởng.

  • Đôi khi thật hữu ích khi hít một hơi thật sâu và lùi lại, và suy nghĩ đơn giản. Ngày nay, thị trường liên tục biến động với tốc độ chóng mặt, và thường chúng ta khó có thể đánh giá lại tính hợp lý của mức giá thị trường với những gì chúng ta biết (hoặc ít nhất là nghĩ) là đúng. Trọng tâm của sự khác biệt này là cuộc chiến giữa cái mà chúng ta có thể gọi là động lực cơ bản và hành vi của giá cả thị trường. Khi hai yếu tố này cùng chiều, 1 xu hướng mạnh mẽ xuất hiện. Tuy nhiên khi chúng đối lập, hành động giá có thể gây hoang mang. Đó chính là bối cảnh thị trường hiện nay.
  • Bất chấp tất cả sự đau đầu về hình dạng của quá trình hồi phục (chữ V, U hay L) và những sự bất bình của nhà đầu tư về các mức định giá tài sản, nếu nhìn rộng ra trong 1 tháng qua, các thị trường chứng khoán đâu đó vẫn dậm chân tại chỗ. Đây là điều khá đáng chú ý, nếu chúng ta nhìn lại những mức biến động thời gian trước đó, cũng như những diễn biến liên tiếp về tình hình sức khỏe cộng đồng và triển vọng nền kinh tế.
  • Ý tưởng rằng các nhà đầu tư vốn không có kiến thức chuyên môn có thể đánh giá và định giá chính xác tác động của các thử nghiệm thuốc ban đầu trên 1 mẫu thử vô cùng nhỏ là khá buồn cười, nhưng điều đó không ngăn cản họ hành động. Việc thị trường chứng khoán liên tục bật tăng, thậm chí tăng dựng đứng trước mỗi mẩu tin tức nào liên quan đến vấn đề trên là khá đáng chú ý. Theo một cách nào đó, nó làm tôi nhớ lại cuộc chiến thương mại năm ngoái, khi những vụ rò rỉ thông tin tương tự về 1 thỏa thuận giai đoạn một sắp xảy ra cũng đã kéo thị trường chứng khoán tăng hơn nhiều lần. Lần này, những rủi ro cao hơn rất nhiều nhưng những diễn biến đó vẫn tiếp tục lặp lại.
  • Trong ngắn hạn, điều này cũng khá hay ngay cả đối với những người trong chúng ta vốn dĩ không mấy lạc quan trước triển vọng lợi nhuận trung hạn hoặc dài hạn của chứng khoán. Đúng là có tương đối ít nhà đầu tư chuyên nghiệp mong đợi sự phục hồi kinh tế hình chữ V. Nhưng như chúng ta đã thảo luận vào thứ Sáu tuần trước, sự yếu kém về kinh tế hiện tại không phải là tin tức mới, đó là lý do tại sao những tin tức dồn dập về các cuộc suy thoái kinh tế hiện nay cũng chả tác động gì mấy đến mức định giá của thị trường. Thậm chí, nếu bạn để ý tới nhóm cổ phiếu họ FAANG (*ám chí Facebook (FB), Amazon (AMZN), Apple (AAPL), Netflix (NFLX); và Alphabet (GOOG)), bạn có thể kiếm bội trên cơ sở niềm tin về việc các doanh nghiệp này sẽ không bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
  • Khoảng thời gian nắm giữ tài sản của bạn càng ngắn, thì những cân nhắc về hành vi càng quan trọng đối với chiến lược đầu tư của bạn. Việc thế giới sẽ ở đâu trong 1 năm tới chẳng có mấy ý nghĩa nếu bạn chỉ định nắm giữ trạng thái trong 1 vài ngày tiếp theo. Gần đây, thị trường biến động như thể mọi thứ rồi sẽ trở lại với vị thế vốn dĩ của nó. Thật vậy, kể từ cuối tháng 3, việc hy vọng mọi thứ sẽ suôn sẻ đã trở thành một chiến lược tốt hơn nhiều so với những chiến lược kỳ vọng điều ngược lại
  • Trong ngắn hạn tôi đoán rằng điều đó có thể tiếp tục. Nhưng nó không đồng nghĩa với việc những người tập trung vào triển vọng trung hạn ảm đạm là ngu ngốc hay chắc chắn sẽ thất bại. Hy vọng có thể là một chiến lược tuyệt vời vào lúc này, nhưng về lâu dài, việc đánh đổi 1,10 đô la cho một khoản thu nhập 1 đô la chắc chắn không phải là việc làm hợp lý. Chúng ta hãy chờ trong vài tháng tới: Niềm hi vọng táo bạo hay hiện thực nghiệt ngã, bên nào sẽ chiến thắng trong cuộc đua song mã khốc liệt này.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sức ép từ nhà đầu tư trái phiếu: Giờ là lúc chính phủ phải hành động
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Sức ép từ nhà đầu tư trái phiếu: Giờ là lúc chính phủ phải hành động

Sự gia tăng lợi suất trái phiếu cho thấy các nhà đầu tư đang theo dõi sát sao khả năng xử lý của các nền kinh tế phát triển trước hai thách thức lớn: gánh nặng nợ công ở mức cao và chi phí vay vốn ngày càng tăng. Điều này phản ánh mối quan ngại ngày càng lớn của thị trường về tính bền vững tài chính của các quốc gia trong bối cảnh chi phí phục vụ nợ đang có xu hướng leo thang.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tiếp theo: Nền kinh tế số một thế giới sẽ phải hứng chịu điều gì?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tiếp theo: Nền kinh tế số một thế giới sẽ phải hứng chịu điều gì?

Trung Quốc không phải là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ - vị trí đó thuộc về Canada. Trung Quốc thậm chí còn không đứng thứ hai, nhưng với khoảng 200 tỷ USD xuất khẩu bị đe dọa (đứng sau Canada với 428 tỷ USD và Mexico với 362 tỷ USD), những gì xảy ra với thương mại Mỹ-Trung dưới chính quyền Trump sẽ có ảnh hưởng lớn đến tương lai kinh tế Mỹ. Vậy điều gì sẽ xảy ra với quan hệ thương mại Mỹ-Trung vào năm 2025, và những phần nào của nền kinh tế Mỹ dễ bị tổn thương nhất từ một vòng chiến tranh thương mại mới?
Sự bùng nổ của ngành công nghệ liệu rằng sẽ khiến mọi thứ thay đổi chóng mặt?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Sự bùng nổ của ngành công nghệ liệu rằng sẽ khiến mọi thứ thay đổi chóng mặt?

Những năm gần đây, tốc độ phát triển của xã hội ngày càng diễn ra nhanh chóng. Điều này được thể hiện rõ nét qua chuỗi sự kiện có tính bước ngoặt: từ những xung đột địa chính trị làm rung chuyển trật tự toàn cầu, đến những biến động sâu sắc trên chính trường Mỹ, và đặc biệt là cuộc cách mạng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo với những đột phá liên tiếp.
Kinh tế Mỹ năm 2024 tỏa sáng bất chấp áp lực lãi suất và bầu cử
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Kinh tế Mỹ năm 2024 tỏa sáng bất chấp áp lực lãi suất và bầu cử

Bất chấp những dự báo bi quan về một cuộc suy thoái, nền kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục chứng tỏ sức mạnh vượt trội trong những năm qua. Năm 2024 một lần nữa là minh chứng sống động cho sự kiên cường đó, khi nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục phát triển vững vàng bất chấp mọi thách thức.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ