Nói một cách khiêm tốn thì S&P 500 có thể đạt mốc 6,100 điểm vào cuối năm! Vì đâu mà giới phân tích lạc quan đến vậy?

Nói một cách khiêm tốn thì S&P 500 có thể đạt mốc 6,100 điểm vào cuối năm! Vì đâu mà giới phân tích lạc quan đến vậy?

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

15:26 04/07/2024

Cho đến nay, triển vọng tăng trưởng lạc quan, đặc biệt ngành công nghệ vẫn đang là những động lực chính cho S&P 500. Các nhà phân tích đang liên tục nâng giá mục tiêu cho cả nhóm "Magnificent Seven" và S&P 500 nói chung. Với những yếu tố tích cực này, S&P 500 hoàn toàn có thể đạt mốc 6,100 điểm vào cuối năm, thậm chí hơn.

Diễn biến chung

S&P 500 (SPX) có thể tiếp tục vượt qua những rào cản tâm lý nhờ nền tảng vững chắc từ sự tăng trưởng thu nhập doanh nghiệp. Nền tảng này được củng cố bởi các thông tin về chính sách tiền tệ của FOMC và lạm phát, giúp hạn chế tâm lý bi quan của nhà đầu tư. Mặc dù không có gì chắc chắn rằng gió sẽ mãi thổi theo chiều xuôi nhưng, hiện tại viễn cảnh đó vẫn chưa xảy ra.

Do chỉ số PCE tháng 6 phù hợp với triển vọng "hạ cánh mềm" của nền kinh tế và khả năng cắt giảm lãi suất trong tương lai, S&P 500 có thể tiếp tục đà tăng cho đến khi xuất hiện những lo ngại mới. Mục tiêu ngắn hạn cho chỉ số là mốc 6,100 điểm và thậm chí là 6,250 điểm với dự báo của Wedbush.

Lạm phát và động thái của FOMC

Quay trở lại, chỉ số PCE tháng 6 được đánh giá là "vừa phải", ở mức không quá nóng để thổi bùng lên lo ngại về lạm phát nhưng cũng không quá lạnh để làm dấy lên nghi ngờ về sức khỏe kinh tế. Điều này cho thấy trạng thái “bình thường mới" được thiết lập ba năm trước vẫn duy trì cho đến ngày nay và lạm phát đang có xu hướng giảm dần. Bối cảnh này, mặc dù tăng trưởng kinh tế và thu nhập doanh nghiệp có thể không đồng đều, nhưng nhìn chung vẫn đủ để bù đắp cho những yếu điểm. Có thể thấy, S&P 500 đã quay trở lại đà tăng trưởng thu nhập doanh nghiệp vào năm ngoái. Hơn thế nữa, tăng trưởng đang tăng tốc trong năm 2024 và dự kiến sẽ không dừng lại trong năm 2025.

Lạm phát dự kiến sẽ tiếp tục giảm. Công cụ FedWatch của CME cho thấy thị trường đang dự báo lần cắt giảm lãi suất đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 11 và có thể có hai lần cắt giảm vào cuối năm. Đây sẽ là một bước ngoặt quan trọng có thể tạo nên những thay đổi thực sự trong nền kinh tế, giúp duy trì và thậm chí là thúc đẩy hơn nữa triển vọng thu nhập doanh nghiệp. Lạc quan là vậy, rủi ro tiềm ẩn nằm ở câu chuyện của kỳ vọng, bởi thị trường có thể sẽ "chạy trước" và hướng tới năm 2026 ngay từ mùa thu, dẫn đến thay đổi trong triển vọng nếu tăng trưởng thu nhập được dự báo sẽ đình trệ. Cho đến khi điều đó xảy ra, các nhà phân tích vẫn đang nâng ước tính về thu nhập và giá cổ phiếu, qua đó thúc đẩy đà tăng của S&P 500.

Các ông lớn công nghệ và nhóm "Magnificent Seven" tiếp tục vào vai những “nhạc trưởng” mẫu mực

Các “ông lớn” công nghệ và nhóm "Magnificent Seven" đã và đang đóng vai trò dẫn dắt thị trường trong vài năm qua và xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục trong nửa cuối năm. Đằng sau sự lạc quan của các nhà phân tích và việc họ tiếp tục nâng triển vọng ước tính cho các cổ phiếu trong nhóm này đến từ vị thế tiên phong của họ trong ngành trí tuệ nhân tạo (AI).

Wedbush dự báo S&P 500 sẽ tăng thêm 15%, được thúc đẩy bởi việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo ngày càng rộng rãi và đó sẽ là sân chơi lớn hơn cho các công ty dẫn đầu về AI hiện nay, kéo theo một đợt phục hồi rộng rãi hơn trong lĩnh vực công nghệ.

Lựa chọn hàng đầu của các nhà phân tích là NVIDIA (NASDAQ: NVDA) và Microsoft (NASDAQ: MSFT), hai ông lớn đang thống trị ngành AI doanh nghiệp. Thực tế, hầu hết các cổ phiếu trong nhóm "Magnificent Seven" đều được đưa vào dự báo này. Các công ty khác như Apple (NASDAQ: AAPL) cũng được đánh giá cao về khả năng tận dụng AI để tăng lợi nhuận khi năng suất và tự động hóa sẽ là những xu hướng chủ đạo trong tương lai.

NVIDIA, Microsoft và Apple, ba cổ phiếu có ảnh hưởng lớn nhất đến S&P 500 với 22% vốn hóa thị trường, đều đang được điều chỉnh tăng mức dự báo. Morgan Stanley là công ty mới nhất cập nhật đánh giá về NVIDIA, họ đã điều chỉnh tăng dự báo về thu nhập và giá cổ phiếu dựa trên kết quả khảo sát kênh bán hàng tại châu Á.

Morgan Stanley cho biết nhu cầu đối với dòng sản phẩm Hopper của NVIDIA vẫn mạnh mẽ và sẽ tiếp tục duy trì doanh thu cùng với lợi nhuận trong giai đoạn chuyển đổi sang dòng Blackwell dự kiến vào năm sau. Giá mục tiêu mới của họ cho NVIDIA là 144 USD, ứng với mức tăng 20% so với giá hiện tại. Nhưng đây vẫn phải là mức giá mục tiêu cao nhất khi Rosenblatt thậm chí đưa ra dự báo tăng hơn 35%. Không hề kém cạnh, các nhà phân tích cổ phiếu Microsoft cũng lạc quan và đưa ra giá mục tiêu ở mức cao nhất trong phạm vi dự báo, với mức tăng 20%. Đối với Apple, nếu tính theo giá mục tiêu cao nhất sẽ có mức tăng gần 30%.

S&P 500 thậm chí có thể đạt mức 6,250 điểm vào cuối năm

S&P 500 đạt đến 6,250 điểm ư? Bạn không nghe nhầm đâu. Mặc dù chỉ số này hiện đang giao dịch gần vùng kháng cự quan trọng nhưng nhiều khả năng sẽ sớm vượt qua. Về mặt kỹ thuật, đà tăng hiện đang khá mạnh, biểu đồ cho thấy tín hiệu mua tiềm năng và sắp vào mùa công bố kết quả kinh doanh. Microsoft và nhiều cổ phiếu trong nhóm "Magnificent Seven" sẽ công bố kết quả kinh doanh vào khoảng giữa đến cuối tháng 7, trong khi NVIDIA và nhiều cổ phiếu bán dẫn khác sẽ công bố vào tháng 8.

Do đó, với dự báo lạc quan, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên S&P 500 hoàn toàn có thể thúc đẩy chỉ số thiết lập đỉnh cao mới và duy trì đà tăng trong suốt mùa hè. Nếu kịch bản này xảy ra, đợt tăng giá có thể kéo dài đến tận cuối năm với mục tiêu ngắn hạn là 6,100 điểm, trong khi dự báo của Wedbush thậm chí còn cao hơn, ở mức 6,250 điểm.

S&P 500 đồ thị tuần

SPX Price Chart

Investing

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Nhận định USD/JPY: BoJ và báo cáo việc làm Mỹ - Hai biến số then chốt định hình xu hướng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhận định USD/JPY: BoJ và báo cáo việc làm Mỹ - Hai biến số then chốt định hình xu hướng

Dòng vốn ngoại có thể tạo áp lực giảm đối với tỷ giá USD/JPY, từ đó ảnh hưởng tới lạm phát, nhu cầu hàng hóa Nhật Bản và chính sách tiền tệ của BoJ. Sự tăng giá của đồng Yên có thể dẫn đến giảm giá hàng nhập khẩu, buộc các doanh nghiệp nội địa phải cắt giảm giá bán và tiềm ẩn nguy cơ giảm phát. Đồng thời, số liệu việc làm Mỹ suy yếu có thể kích thích đồn đoán về khả năng Fed cắt giảm lãi suất mạnh vào tháng 11.
Nhận định AUD/USD: Đồng Aussie bật dậy mạnh mẽ sau báo cáo thị trường lao động ấn tượng
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Nhận định AUD/USD: Đồng Aussie bật dậy mạnh mẽ sau báo cáo thị trường lao động ấn tượng

Đồng AUD tăng sau khi số việc làm mới được tạo ra trong tháng 8 cao hơn dự kiến. Thay đổi việc làm ở Úc tăng 47,500 trong tháng 8, vượt qua dự báo 25,000. Cắt giảm lãi suất mạnh của Cục Dự trữ Liên bang thể hiện cam kết bảo vệ thị trường lao động và nền kinh tế khỏi suy thoái.
Bitcoin "nín thở" trước ngưỡng cửa quyết định lãi suất quan trọng của Fed
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Bitcoin "nín thở" trước ngưỡng cửa quyết định lãi suất quan trọng của Fed

Bitcoin đang dao động quanh ngưỡng 60,000 USD trước thềm quyết định then chốt về lãi suất của Fed. Dữ liệu từ hợp đồng tương lai lãi suất quỹ liên bang cho thấy xác suất 63% Fed sẽ thực hiện đợt cắt giảm lãi suất mạnh 50 bps. Đồng thời, các chỉ số on-chain đang hỗ trợ triển vọng tăng giá khi các "cá voi" mới của BTC tích cực tích lũy, trong khi các "cá voi" lâu năm vẫn duy trì vị thế nắm giữ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ