Nỗi sợ hãi bao trùm thị trường châu Âu trong phiên đầu tuần.

Nỗi sợ hãi bao trùm thị trường châu Âu trong phiên đầu tuần.

16:17 15/06/2020

Nỗi sợ hãi đang bao trùm thị trường với rủi ro về một làn sóng lây nhiễm thứ hai, khiến các hợp đồng tương lai giảm hơn 2%. Liệu dòng chảy tin tức tiêu cực có xoay chiều, hay nó vẫn sẽ tiếp tục? Hoặc các nhà đầu tư sẽ chờ đợi một nhịp giảm mạnh để mua vào?

Nỗi ám ảnh của thị trường với các trường hợp lây nhiễm hàng ngày đang bỏ qua sự méo mó của tần suất xét nghiệm COVID–19. Việc mở rộng quy mô để tăng 3 – 4 lần khối lượng xét nghiệm ở Hoa Kỳ từ tháng 5 cho thấy tỷ lệ dương tính đang giảm dần. Tuy nhiên những chi tiết này không phải vấn đề chính trong hôm nay.

Tâm trạng ảm đạm có lẽ không quá mạnh mẽ ở Anh, nơi việc mua sắm đã trở lại. Việc người tiêu dùng háo hức chi tiền hay không sẽ kiểm tra lại khả năng phục hồi của nền kinh tế. Nếu những sự đông đúc vào cuối tuần, hay việc người dân vui chơi ở công viên vào một Chủ Nhật đầy nắng là một dấu hiệu, thì cuộc sống thường nhật có thể trở lại sau thời gian cách ly. Tuy nhiên, thống kê cho thấy thị trường chứng khoán châu Âu dù tăng điểm nhưng vẫn dưới ngưỡng của thời kỳ tiền COVID-19. Và chỉ số Stoxx 600 cũng không mấy hân hoan khi tín hiệu bán tiếp tục được bồi đắp.

Hình dạng bất định của sự phục hồi sẽ không làm thay đổi quyết định "mở van cho kích thích kinh tế" dự kiến công bố trong cuộc họp của BoE trong tuần này. Thống đốc Bailey cho biết mức tăng tối thiểu cho gói QE là 100 tỷ Pound. Việc mua trái phiếu đã vượt quá giới hạn của các đợt phát hành, thiết lập giới hạn trần lợi suất và nhu cầu tài sản trú ẩn có thể nhận thêm lực hỗ trợ thêm khi các vòng đàm phán Brexit trở lại. Thời gian không còn nhiều để đi đến các thỏa thuận, khi một cuộc họp tiêu biểu sẽ diễn ra trong hôm nay – nhưng đừng quá mong chờ vào những thỏa thuận.

Các ngân hàng trung ương khác sẽ ít được quan tâm hơn trong tuần này bao gồm BOJ, Norges Bank và SNB. Hãy lưu ý phiên điều trần của chủ tịch Fed Powell vào ngày mai trong việc tạm ngưng chính sách, có thể sẽ khiến chứng khoán tăng điểm. Nhưng đáng khích lệ hơn là doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ vào ngày mai có thể sẽ dẫn dắt tâm lý thị trường. Tâm lý người tiêu dùng đang được củng cố, nhưng chúng ta cần chờ xem liệu thị trường cũng có tâm lý tương tự hay không.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ