Phân tích EUR: Định hướng chính sách độc lập từ ECB tác động ra sao tới các cặp tỷ giá đồng EUR?

Phân tích EUR: Định hướng chính sách độc lập từ ECB tác động ra sao tới các cặp tỷ giá đồng EUR?

Nguyễn Thanh Lịch

Nguyễn Thanh Lịch

Junior Analyst

09:24 31/12/2021

ECB là một trong những ngân hàng trung ương lớn giữ nguyên lập trường bồ câu, nhưng dường như định hướng chính sách ôn hòa không chỉ có ở riêng ECB. EUR/GBP, EUR/CHF và EUR/NZD đang được thiết lập cho điều gì?

Khi bước vào năm giao dịch mới, một số yếu tố cơ bản chính dường như có sức ảnh hưởng lớn tới định hướng chính sách quan trọng. Sự chậm chạp trong việc thay đổi chính sách tiền tệ toàn cầu đang là nhược điểm lớn nhất hiện nay. Một số ngân hàng trung ương đã hành động hoặc đã từ từ rút lại giọng điệu ôn hòa của họ sau cuộc suy thoái toàn cầu do đại dịch gây ra. Trong khi các nhóm như Fed, BoE và BoC đã phát tín hiệu về việc tapering và tăng lãi suất, thì ECB lại đi ngược lại và giữ quan điểm “dovish”. Chính điều này đã tạo thêm nhiều áp lực lên đồng EUR trong những tháng qua, nhưng hàm ý trong đó không có nghĩa là mọi việc sẽ diễn ra theo đường thẳng.

Nhận thức về chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn

EURGBP, EURCHF and EURNZD Setups as Rate Forecasts Stretch

Đồng Euro và Bảng Anh có nhiều yếu tố cơ bản tương đồng do ảnh hưởng của cả 2 lên lẫn nhau. Mối liên hệ này đã bị bóp méo phần nào kể từ Brexit, nhưng vẫn có điều gì không quá khác biệt giữa hai nền kinh tế. Xét về chênh lệch lãi suất, BoE đã tăng lãi suất chuẩn của mình lên 0.25% cách đây 2 tuần, trái ngược hoàn toàn với ECB vẫn giữ lãi suất ở mức 0.00%. Điều đó cho thấy, việc thắt chặt đã được dự đoán trước kể cả khi chưa được thực hiện tại cuộc họp chính sách tháng Mười Một. Nhìn vào chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ ngắn hạn tại Anh và Đức, không có nhiều thay đổi vài tuần qua. Điều này khiến EUR/GBP giảm liên tiếp 8 ngày, xuống đáy 20 tháng.

EURGBP, EURCHF and EURNZD Setups as Rate Forecasts Stretch

Trái ngược với Bảng Anh, CHF lại có ngân hàng trung ương lớn ôn hòa nhất. Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB) đã duy trì mức lãi suất chuẩn -0.75% trong 6 năm. Đây là kết quả của việc SNB không thể giữ được mức sàn cho EURCHF. Kể từ đó, tỷ giá 1.20 vào quý II/2018 nhưng sau đó lại giảm lại. EURCHF đang ở quanh mức thấp nhất kể từ tháng 8/2015. Giới đầu tư cho rằng SNB đã có động thái tỷ giá trên vùng 1.050, nhưng đã sai. Sẽ có nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên Thụy Sĩ nếu tỷ giá phá vỡ mức sàn đó. Rất khó để thay đổi xu hướng hiện tại, nhưng thị trường chắc chắn sẽ nhạy cảm với những sự điều chỉnh ban đầu, dẫn đến suy đoán rằng SNB đang cố gắng can thiệp.


EURGBP, EURCHF and EURNZD Setups as Rate Forecasts Stretch
Biểu đồ EUR/CHF khung ngày với SMA20 và SMA200

Đồng thứ 3 mà chúng ta nên quan tâm trên cơ sở chính sách tiền tệ và trên biểu đồ kỹ thuật là NZD. Không khó để có thể nhận ra rằng lãi suất ở New Zealand cao hơn nhiều so với ở châu Âu (đặc biệt là Đức). Điều đó cho thấy, không dễ dàng để đi theo chiến lược giao dịch chênh lệch lãi suất (carry trade) đối với cặp EUR/NZD này. Lãi suất kỳ vọng và lãi suất thực đang được giữ ở mức phù hợp kể từ khi có tác động nhỏ của RBNZ. Sự chênh lệch trong lợi suất kỳ hạn 10 năm của New Zealand so với Đức đang xa hơn so với mức cũ, nhưng các dự báo về lãi suất sẽ không có thay đổi đáng kể. Xét về kỹ thuật, cặp tỷ giá này được đánh giá cao và đang thiết lập cho đợt tăng giá, tuy nhiên nếu phá vỡ dưới 1.6500 thì có thể là một tín hiệu giảm giá.

EURGBP, EURCHF and EURNZD Setups as Rate Forecasts Stretch
Tương quan EUR/NZD - chênh lệch lợi suất 10 năm giữa Đức - New Zealand

Dailyfx

Broker listing

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ