Phố Wall hứng chịu cảnh bán tháo trầm trọng nhất kể từ tháng 6 năm 2020 sau dữ liệu về lạm phát

Phố Wall hứng chịu cảnh bán tháo trầm trọng nhất kể từ tháng 6 năm 2020 sau dữ liệu về lạm phát

11:02 14/09/2022

Cổ phiếu và Ngân khố giảm khi các nhà đầu tư dự đoán về động thái gay gắt của Cục Dự trữ Liên bang (Fed)

Dữ liệu lạm phát sẽ được các nhà giao dịch đánh giá nghiêm ngặt trước cuộc họp chính sách tiền tệ tiếp theo của Fed
Dữ liệu lạm phát sẽ được các nhà giao dịch đánh giá nghiêm ngặt trước cuộc họp chính sách tiền tệ tiếp theo của Fed

Giá cổ phiếu và trái phiếu chính phủ sụt giảm khi các nhà đầu tư dự đoán về các động thái ngày càng quyết liệt của Cục Dự trữ Liên bang (Fed)

Phố Wall đã phải chịu đợt bán tháo tồi tệ nhất kể từ những ngày đầu của đại dịch sau khi dữ liệu chính thức cho thấy lạm phát của Mỹ tăng bất ngờ trong tháng 8, làm dấy lên lo ngại Fed sẽ cần phải hành động mạnh mẽ hơn để chống lại giá cả tăng cao.

Chỉ số chứng khoán S&P 500 giảm 4.3%, mức giảm tồi tệ nhất kể từ tháng 6 năm 2020 với 99% cổ phiếu trên sàn giảm giá. Nasdaq Composite giảm 5.2% khi nhóm doanh nghiệp công nghệ được nhận định là sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của việc lãi suất tăng cao.
Lợi suất đối với các khoản trái phiếu chính phủ ngắn hạn, thể hiện kỳ vọng lãi suất của thị trường đạt mức cao nhất trong gần 15 năm, khi nhiều nhà đầu tư đặt cược rằng Fed sẽ phải hành động nhiều hơn để ngăn chặn lạm phát đang tăng vọt.

Cổ phiếu châu Á nối tiếp đà giảm của Phố Wall vào thứ Tư, với chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 2% và chỉ số Topix của Nhật Bản giảm 1.7%. Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc giảm 1.3% trong khi ở Úc, chỉ số S&P/ ASX 200 giảm 2.7%.

Theo dữ liệu từ CME Group, các nhà đầu tư vào hôm thứ Ba đã định giá khả năng 1 trên 3 rằng Fed sẽ tăng lãi suất 100 điểm cơ bản trong tháng này, với mức tăng 75 điểm phần trăm vẫn là kỳ vọng đồng thuận của đa số.

Các số liệu lạm phát tạo thêm áp lực lên các nhà hoạch định chính sách Fed, những người đã hứa sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để kìm hãm giá. Quyết tâm rõ ràng của họ trong việc thực hiện cam kết đã làm dấy lên lo ngại rằng nền kinh tế đang đến dần đến hạ cánh cứng (hard landing).

Cổ phiếu công nghệ đặc biệt nhạy cảm với những thay đổi trong kỳ vọng lãi suất vì việc định giá phần lớn dựa trên triển vọng tăng trưởng trong tương lai. Chủ sở hữu Facebook - Meta và nhà sản xuất chip Nvidia nằm trong số những doanh nghiệp bị mất giá nhiều nhất khi cả hai đều giảm 9%, trong khi cổ phiếu Amazon giảm 7%.

Sự sụt giảm này đã làm bốc hơi $154 tỷ vốn hóa của Apple và $109 tỷ của Microsoft, với cả hai công ty đều ghi nhận khoản sụt giảm hàng ngày lớn nhất kể từ tháng 9 năm 2020.

Đà bán tháo điên cuồng vào thứ Ba đã ảnh hưởng đến gần như mọi ngóc ngách của thị trường tài chính Hoa Kỳ. Có thời điểm trong ngày giao dịch, gần 2,000 cổ phiếu giao dịch trên Sàn giao dịch chứng khoán New York đồng loạt giảm giá, một hiện tượng thường thấy vào những thời điểm thị trường căng thẳng. Các nhà đầu tư đua nhau phòng ngừa sự sụt giảm tiếp tục bằng cách tham gia vào các hợp đồng quyền chọn bán cổ phiếu nhằm vớt vát lợi nhuận nếu thị trường tiếp tục trượt dốc.

Cú sụt giảm mạnh mẽ được châm ngòi bởi các số liệu chính thức cho thấy CPI của Mỹ đã tăng 0.1% trong tháng 8 so với tháng trước, ngược lại với mức kỳ vọng giảm 0.1%. Lạm phát y.o.y ở mức 8.3%, giảm từ 8.5% vào tháng 7, nhưng cao hơn mức 8.1% các nhà kinh tế Phố Wall dự đoán.

Đáng lo ngại nhất đối với các nhà hoạch định chính sách của Fed là việc lạm phát lõi, đã loại bỏ các mặt hàng biến động mạnh như năng lượng và thực phẩm, đã tăng từ 5.9% lên 6.3%.

Matt Peron, giám đốc nghiên cứu của Janus Henderson Investors, cho biết dữ liệu "là một sự tiêu cực rõ ràng đối với thị trường chứng khoán".

Ông nói thêm: “Báo cáo nóng hơn hơn dự kiến ​​có nghĩa là chúng ta sẽ tiếp tục bị áp lực, thông qua việc tăng lãi suất. Nó cũng đẩy lùi bất kỳ sự xoay trục nào của Fed nào mà thị trường kỳ vọng trong thời gian tới. ”

Trên thị trường trái phiếu kho bạc, lợi suất kỳ hạn hai năm, thước đo thể hiện sát kỳ vọng lãi suất, đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2007, kết thúc ngày tăng 0.18 điểm phần trăm ở mức 3.75 phần trăm.

Line chart of Yield on the 2-year US Treasury (%) showing Sell-off pushes 2-year US Treasury yield to 15-year high

“Điều ấn tượng nhất trên thị trường trái phiếu hôm nay là sự dịch chuyển của lợi suất kỳ hạn 2 năm” Tom di Galoma tại Seaport Global Holdings cho biết. “Con số này thể hiện rõ ràng rằng Fed sẽ tăng 0.75 điểm phần trăm và có thể hơn thế nữa”.

Sau báo cáo, các nhà đầu tư trên thị trường kỳ hạn đặt cược rằng Fed fund rate sẽ ở mức 4.17% vào cuối năm, so với kỳ vọng 3.86% trước báo cáo. Điều đó ngụ ý mức tăng 0.75 điểm phần trăm trong tháng 9, cộng với mức tăng 1 điểm phần trăm nữa trong suốt tháng 11 và tháng 12.

Triển vọng về lái suất cao hơn đã thúc đẩy USD tăng vọt, tăng 1.4% so với rổ sáu đồng tiền chủ chốt. EUR và GBP giảm lần lượt là 1.4% và 1.5%.

Đà bán tháo lan sang trái phiếu khu vực đồng euro, với lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn hai năm của Đức tăng 0.08 điểm phần trăm lên 1.37 phần trăm và lợi suất 10 năm tăng 0.08 điểm phần trăm lên 1.72%.

Tại châu Âu, giá đóng cửa cổ phiếu Stoxx 600 thấp hơn 1.5%, sau khi ghi nhận mức tăng 1.8% trong phiên trước đó. FTSE 100 của London giảm 1.2%.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ