Phong cách giao dịch của bạn là gì?
Bài viết sau sẽ tập trung tìm hiểu thêm về các phong cách giao dịch phổ biến nhất đành cho các Forex trader.
Có nhiều phong cách giao dịch forex khác nhau và mỗi kiểu sẽ đòi hỏi một cách tiếp cận khác nhau. Cho dù bạn chọn giao dịch với tốc độ nhanh trong ngày hay giao dịch vị thế dài hạn, thì việc lựa chọn phong cách phù hợp với bản thân sẽ tối đa hóa cơ hội thành công.
Các kiểu nhà giao dịch Forex
Các nhà giao dịch Forex có xu hướng phù hợp với 1 trong 6 kiểu giao dịch sau: scalper, day trader, swing trader, position trader, algorithmic trader và event-driven trader. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các kiểu nhà giao dịch bên dưới và khám phá các đặc điểm tính cách phù hợp với mỗi kiểu nhà giao dịch.
1. Scalper
Scalper là những nhà giao dịch ngắn hạn tập trung vào việc nắm giữ các vị thế trong các khung thời gian nhỏ từ vài giây đến vài phút. Những nhà giao dịch theo phong cách scalper liên quan đến việc giao dịch thường xuyên trong ngày, với mục đích đạt được khoản lợi nhuận nhỏ vào những thời điểm thanh khoản cao.
Do giao dịch trong các khung thời gian siêu ngắn, liên tục đối mặt với việc xử lý thông tin mới và phản ứng với những thay đổi nhanh chóng của thị trường, đặc điểm phù hợp của scalper là người tinh ý, bản năng và nhanh nhạy - nhưng phải chịu áp lực nghiêm ngặt.
2. Day Trader
Day trader là những nhà giao dịch trong ngày, cũng thực hiện các giao dịch thường xuyên trong khung thời gian trong ngày. Mặc dù giao dịch của họ không diễn ra nhanh chóng như scalper, nhưng những day trader sẽ đóng tất cả các vị thế trước khi kết thúc ngày giao dịch, để không giữ bất kỳ lệnh nào qua đêm. Điều này có nghĩa là các giao dịch không bị ảnh hưởng bởi tin tức tiêu cực trước khi thị trường mở cửa hoặc sau khi thị trường đóng cửa.
Để thành công với tư cách là một day trder, bạn cần phải sẵn sàng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của giá cả, cũng như nhận thức được phân tích kỹ thuật quan trọng đối với phong cách giao dịch hiện tại.
Dưới đây là ví dụ về biểu đồ 5 phút được sử dụng bởi scalper và day trader, hiển thị các điểm vào và thoát lệnh trong phiên giao dịch. Những điểm này dựa trên các tín hiệu của Chỉ số Sức mạnh tương đối (RSI), với các vùng quá bán và quá mua được khoanh tròn trên biểu đồ.
3. Swing Trader
Swing trader là những người giao dịch mở và giữ các lệnh giao dịch nhiều hơn một ngày và có thể lên đến một vài tuần. Trong khung thời gian ngắn này, swing trader thường sẽ ưu tiên phân tích kỹ thuật hơn các nguyên tắc cơ bản, mặc dù họ vẫn nên chú ý đến các sự kiện tin tức có thể kích hoạt biến động.
Phong cách giao dịch này không cần phải tốn quá nhiều thời gian trong việc theo dõi biểu đồ giá như các scalper hay day trader. Do đó, việc tập trung cao độ theo dõi thị trường ít bắt buộc hơn, nhưng bạn vẫn cần sự nhanh nhạy để biết chi tiết khi phân tích biểu đồ.
4. Position Trader
Là những nhà giao dịch mở vị thế và giữ các giao dịch trong thời gian dài hơn, từ vài tuần đến vài tháng. Đây là phong cách giao dịch mà khoảng thời gian nắm giữ lâu nhất trong số các phong cách giao dịch, các nhà giao dịch theo phong cách này ít quan tâm đến các biến động giá ngắn hạn. Thay vào đó, họ kì vọng vào lợi nhuận dài hạn và bền vững
Là một Position trader, sẽ đòi hỏi ở bạn sự kiên nhẫn do vốn của bạn thường bị "nằm một chỗ" trong khoảng thời gian dài. Đặc biệt với các position trader, chuẩn bị kiến thức kỹ lưỡng về các yếu tố cơ bản là một lợi thế, vì vậy kỹ năng phân tích nâng cao sẽ là lợi thế tốt cho bạn.
Dưới đây là một ví dụ về biểu đồ hàng ngày thường được sử dụng bởi một position trader, cho thấy một vị thế mua và bán sau hơn hai tháng, dựa trên các tín hiệu RSI được khoanh tròn trên biểu đồ. Trong khi khung thời gian là D1, các position trader cũng thường sẽ điều chỉnh các khung thời gian ngắn hơn để xác định xu hướng.
5. Algorithmic Trader
Algorithmic Trader là những nhà giao dịch dựa vào các thuật toán, chương trình máy tính để thiết lập giao dịch ở mức giá tốt nhất có thể. Nhà giao dịch có thể sử dụng các hướng dẫn đã xác định hoặc các thuật toán giao dịch, để tự viết mã các chương trình giao dịch.
Phong cách giao dịch này phù hợp với những người cảm thấy thoải mái với việc sử dụng công nghệ và muốn áp dụng vào sự nghiệp giao dịch Forex của họ. Với bản chất là các chương trình, các Algorithmic Trader cũng sẽ quan tâm đối với các phân tích kỹ thuật.
6. Event-driven Trader
Event - driven trader có xu hướng tìm đến phân tích cơ bản hơn là phân tích kỹ thuật để đưa ra các quyết định. Họ tìm kiếm lợi nhuận thông qua hưởng lợi từ các mức tăng đột biến do các sự kiện chính trị hoặc kinh tế, chẳng hạn như dữ liệu Bảng lương phi nông nghiệp, GDP, số liệu việc làm và bầu cử.
Kiểu giao dịch này sẽ phù hợp với những người thích cập nhật tin tức thế giới và hiểu các sự kiện có thể tác động đến thị trường như thế nào. Ham học hỏi và có tư duy cầu tiến, bạn sẽ có kỹ năng xử lý thông tin mới và dự đoán các sự kiện toàn cầu và tác động đến đồng tiền như nào?
Biểu đồ dưới đây cho thấy cách Bảng lương Phi nông nghiệp có thể tạo cơ hội cho một event - driven trader, bằng cách sử dụng chiến lược phổ biến là tham gia mua khi giá breakout ngưỡng kháng cự - hỗ trợ quan trọng, hoặc đường trendline.
Tổng hợp 6 kiểu phong cách giao dịch
Có thể thay đổi phong cách giao dịch hay không?
Không có phong cách giao dịch Forex nào là không thể thay đổi. Bạn có thể là một scalper bị căng thẳng bởi diễn biến giá ngắn hạn và đang tìm kiếm thời gian rảnh rỗi hơn khi theo phong cách position trader. Hoặc, bạn có thể là một swing trader muốn tìm hiểu thêm về các nguyên tắc cơ bản tiếp cận theo phong cách event - driven trader.
Dù phong cách hay mục tiêu của bạn là gì, luôn có cách để tăng trưởng và phát triển, đồng thời kiểm tra kỹ năng của bạn trên thị trường theo những cách mới.