Quan điểm Kathy Lien 13/7: CAD sẽ là đồng tiền mang lại nhiều cơ hội trong tuần này
Tùng Trịnh
CEO
Đây là một tuần bận rộn đối với thị trường tài chính, với 3 bản thông báo chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương, cùng với số liệu lạm phát, việc làm và chi tiêu tiêu dùng được dự kiến công bố từ khắp nơi trên thế giới. Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng sẽ có 2 cuộc điều trần bán niên về nền kinh tế và chính sách tiền tệ.
Với những sự kiện lớn trên lịch kinh tế, thị trường sẽ không thiếu yếu tố khiến giá dịch chuyển. Mọi thứ sẽ nóng lên từ hôm nay với dữ liệu thương mại của Trung Quốc và CPI m/m của Hoa Kỳ.
Vẫn là S&P 500 và NASDAQ Composite leo lên đỉnh lịch sử mới, trong khi đồng đô la Mỹ mạnh lên so với tất cả các đồng tiền chính. Hành động giá này cho chúng ta biết rằng các nhà đầu tư mong đợi dữ liệu tốt của Hoa Kỳ và sự lạc quan từ ông Powell. Sự ổn định của lợi suất trái phiếu kho bạc cho thấy các nhà đầu tư không lo lắng về những bình luận quá khích. Báo cáo CPI tối nay sẽ xác nhận rằng lạm phát đang gia tăng, nhưng số liệu không như kỳ vọng trong các báo cáo kinh tế khác gần đây chưa đặt ra sự cấp thiết cho Fed phải hành động. Có thể Powell sẽ một lần nữa nói về thắt chặt trong tuần này, nhưng nó mang tính khám phá một ý tưởng mới nhiều hơn là mang tính thúc giục hành động.
Đồng đô la Canada là đồng tiền yêu thích của tôi trong tuần này vì Ngân hàng Trung ương Canada là ngân hàng duy nhất có thể giảm kích thích. Mặc dù loonie mất giá so với đô la Mỹ vào thứ Hai, nhưng nó hoạt động tốt hơn tất cả các loại tiền tệ chính khác. Giá dầu giảm, nhưng đó không phải là vấn đề lớn vì dầu thô vẫn dao động gần mức cao nhất trong nhiều năm. Thay vào đó, các nhà đầu tư đang phát sinh nhu cầu cao với đồng CAD trước thời điểm BoC công bố chính sách tiền tệ. BoC là ngân hàng trung ương lớn đầu tiên giảm bớt việc mua tài sản và có tin đồn rằng họ có thể thực hiện một động thái khác vào thứ Tư. Hoạt động sản xuất được cải thiện, tăng trưởng việc làm rất mạnh trong tháng trước, tỷ lệ tiêm chủng đang tăng và các hạn chế đang được nới lỏng. Những phát triển tích cực này sẽ củng cố kịch bản bình thường hóa chính sách của ngân hàng trung ương. Theo Khảo sát Triển vọng Kinh doanh hàng quý mới nhất của ngân hàng trung ương này, nhiều quan chức đang chuẩn bị cho sự bùng nổ về nhu cầu trong nước, và đây sẽ là yếu tố xác thực cho bất kỳ động thái dịch chuyển sang chính sách “Hawkish” của ngân hàng này.
Ngân hàng Dự trữ New Zealand cũng được cho là sẽ khởi động cho việc thắt chặt chính sách hơn nữa, nhưng đô la New Zealand không chứng kiến nhu cầu mạnh như đồng đô la Canada. Một phần có thể là do chi tiêu thẻ yếu hơn và áp lực thị trường sớm hơn. Khi chứng khoán chuyển biến tích cực, NZD đã thoát khỏi vùng đáy. New Zealand đã vượt qua đại dịch tốt hơn nhiều quốc gia khác, nhưng với số ca Covid-19 gia tăng ở nước láng giềng Úc và những quyết định phong tỏa trên nhiều địa phương, RBNZ có thể sẽ nghĩ còn quá sớm để bàn thắt chặt. Tuần trước, một số ngân hàng trong nước còn dự báo sẽ tăng lãi suất vào tháng 11. Có rất ít nghi ngờ rằng RBNZ sẽ là một trong những ngân hàng đầu tiên tăng lãi suất, điều này sẽ mở rộng hiệu quả hoạt động của đồng đô la New Zealand. Nhưng nếu không có động lực về mặt tiền tệ, nó kém hấp dẫn hơn so với đồng đô la Canada.
Những tác động tiêu cực từ việc đóng cửa của Úc và sự mờ nhạt trong triển vọng thương mại với Trung Quốc và báo cáo GDP sẽ khiến đồng đô la Úc chịu áp lực. Đồng euro và đồng bảng Anh cũng mất giá so với đồng bạc xanh. Chỉ số giá bán buôn thấp hơn ở Đức là lý do hợp lý cho đà giảm của đồng euro, nhưng đồng bảng Anh sẽ giao dịch mạnh hơn trước khi mở cửa trở lại hoàn toàn vào tuần tới. Trên thực tế là đó không phải dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư lo lắng về biến thể Delta nhiều hơn thủ tướng Boris Johnson.
Kathy Lien