Với việc tăng 75bps lãi suất lên 1.75% trong cuộc họp rạng sáng nay, Fed cho thấy họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro suy thoái để đối phó với lạm phát. Thậm chí, theo Chủ tịch Fed Jerome Powell, Fed có thể tăng 50 - 75bps vào cuộc họp tiếp theo.
Trước thềm Fed tăng lãi suất lần thứ 3 năm nay, USD/JPY đang tiệm cận mức đỉnh nhiều thập kỷ. Đồng bạc xanh giảm nhẹ trước thềm FOMC, nhưng hãy cẩn trọng bởi Fed sẽ rất hawkish.
Chu kỳ thắt chặt chính sách đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, với các đợt tăng lãi suất 0.5% từ Ngân hàng Trung Ương Canada và Ngân hàng Dự trữ New Zealand. Kỳ vọng về những thay đổi của cả hai ngân hàng trung ương từ trước cuộc họp đã không ngăn được CAD và NZD phản ứng mạnh mẽ với những điều chỉnh chính sách này. Đồng CAD tăng vọt sau quyết định lãi suất, trong khi đồng NZD lao dốc. Những chuyển động hoàn toàn trái ngược nhau của chúng nhấn mạnh tầm quan trọng của định hướng chính sách.
Các nhà đầu tư tiếp tục mua vào USD, đưa đồng bạc xanh lên mức cao nhất so với đồng Yen Nhật trong hơn 6 năm. Động lực lớn nhất đối với USD/JPY lúc này là lợi suất của TPCP Hoa Kỳ, vốn đã có xu hướng tăng không ngừng trong 2 tháng qua. Hôm nay đánh dấu ngày tăng thứ 7 liên tiếp của lợi suất kỳ hạn 10 năm, vượt mức 2.7%.
Hãy chuẩn bị tinh thần, vì 24 giờ tới sẽ vô cùng bận rộn. Báo cáo doanh số bán lẻ Mỹ, lạm phát Canada, lao động Úc và GDP New Zealand đều sẽ được công bố, nhưng mọi ánh mắt sẽ dồn vào Fed.
Giá dầu tăng trên 100 USD/thùng khiến cổ phiếu và tiền tệ giảm mạnh. Đồng Euro và đồng bảng Anh bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tâm lý ngại rủi ro khi các nhà đầu tư đổ xô vào sự an toàn của đô la Mỹ. Các nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu và Vương quốc Anh phản ứng mạnh mẽ với sự suy giảm tăng trưởng của Nga và các lệnh trừng phạt áp dụng đối với Nga. Gần 40% lượng khí đốt và hơn 25% lượng dầu nhập khẩu vào Liên minh châu Âu là từ Nga. Việc mất nguồn cung này, kết hợp với chi phí tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến châu Âu. Ngược lại, đô la Úc và New Zealand ít chịu tác động hơn vì Úc và New Zealand không nhập khẩu bất kỳ dầu hoặc sản phẩm dầu nào từ Nga.
Các thông báo về chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang và Ngân hàng Trung ương Canada là những sự kiện quan trọng nhất trong lịch của tuần này. Sau các động thái lớn hơn vào thứ Hai, Đô la Mỹ và Canada đã rơi vào phạm vi giao dịch hẹp. Điều này trái ngược với các cổ phiếu bị bán tháo mạnh ở châu Á và đà giảm của cổ phiếu Mỹ trước thông báo của Cục Dự trữ Liên bang. Sự biến động dữ dội trên thị trường chứng khoán là một dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư đang lo lắng về việc cả hai ngân hàng trung ương sẽ thắt chặt như thế nào vào ngày mai.
FX và cổ phiếu giảm mạnh vào thứ Ba khi lợi suất trái phiếu kho bạc đạt mức cao trước thời kỳ COVID. Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 1 năm 2020, trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm lần đầu tiên tăng trên 1% kể từ tháng 2 năm 2020.
Với một biên bản cuộc họp FOMC hawkish, một báo cáo việc làm ADP vượt xa kỳ vọng và một đợt bùng nổ lợi suất trái phiếu, USD đúng ra phải mạnh lên. Tuy vậy, trong 48 giờ trước, đồng bạc xanh lại suy yếu trước Yên Nhật, tăng không đáng kể trước các đồng tiền hàng hóa và tích lũy trước Bảng Anh và Euro.
Các báo cáo kinh tế Mỹ hôm nay đã khiến cho giới đầu tư phải chú ý tới đồng USD, khi thị trường lao động đang hoạt động mạnh và Fed sẽ giảm kích thích trong năm nay, đẩy lãi suất tăng cao hơn. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đã vượt 1.7%, mức đỉnh trong 2 năm.
Đà phục hồi của tiền tệ và cổ phiếu tiếp tục duy trì vào thứ Năm, với đồng Đô la Mỹ kéo dài đà giảm xuống thấp hơn. Tất cả các sự kiện kinh tế lớn trong năm nay đều đang ở phía sau chúng ta, dọn đường cho một xu hướng tăng vào Noel.
Thị trường FX và cổ phiếu đi ngang tích lũy trước thông báo về chính sách tiền tệ của Fed đêm nay. Đây là sự kiện quan trọng nhất trong tuần và là chất xúc tác có khả năng tạo ra bùng phát lớn nhất. Như đã nói, doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ sẽ được công bố trước FOMC và kết quả sẽ ảnh hưởng đến các vị thế trước quyết định lãi suất.