Quan điểm Kathy Lien 14/01/2021: Thị trường tiền tệ biến động trước đề xuất kích thích của Biden
Trần Linh Phương
FX Trader
Có thể không lâu nữa chúng ta sẽ chứng kiến hành động chốt lời đáng kể hơn từ cổ phiếu và tiền tệ.
Các chỉ số chứng khoán mặc dù dao động gần mức cao kỷ lục, nhưng đang vật lộn để kéo dài đà tăng. Cổ phiếu tiếp tục đà tăng trong ngày thứ năm liên tiếp nhưng tiền tệ và lợi suất trái phiếu kho bạc đang bắt đầu bán tháo. Trên thực tế, sự sụt giảm vào đầu tuần của đồng EUR và các cặp chéo JPY có thể báo trước một đợt điều chỉnh sâu đối với chứng khoán. Chúng tôi không mong đợi sự điều chỉnh tới 5%, nhưng với việc Dow Jones đạt mức cao kỷ lục hầu như mỗi ngày trong tuần này kể từ tháng 11, thì một nhịp “pull back” rất có thể xảy ra.
Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden đã đề xuất một gói kích thích trị giá 2 nghìn tỷ USD, cao hơn con số 1.3 nghìn tỷ USD được Schumer đề xuất. Không nghi ngờ gì nữa, gói kích thích này sẽ bao gồm các khoản tiền để tăng tốc độ phân phối vắc-xin, tiền cho bảo hiểm thất nghiệp sẽ tăng lên, các khoản thanh toán trực tiếp lớn hơn, và nhiều viện trợ của chính phủ hơn. Gói kích cầu càng lớn, rủi ro tỷ giá càng tăng. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát khá lớn khác đối với các hộ gia đình có kết quả cho rằng có thể gói kích thích này không dễ dàng được thông qua, cho nên đà tăng ban đầu cũng có thể nhanh chóng tàn lụi. Nếu Biden chọn một gói nhỏ hơn để dễ thông qua hơn, cổ phiếu có thể bị bán tháo trong tâm lý thất vọng. Tiền tệ lấy tín hiệu từ cổ phiếu, vì vậy việc bán tháo cổ phiếu sẽ khiến đồng JPY và CHF giảm giá.
Lo ngại về bạo lực vào ngày nhậm chức và lo lắng về các chính sách của Tổng thống mới đắc cử Biden cũng sẽ là lý do dẫn đến hành động chốt lời từ cổ phiếu, nhưng cả hai tác động đều sẽ tồn tại trong thời gian ngắn. Thượng nghị sĩ Mitch McConnell cho biết ông sẽ không đưa Thượng viện hoạt động trở lại sớm, điều đó có nghĩa là nếu Tổng thống Trump bị luận tội, thì phải sau khi ông rời nhiệm kỳ để ít nhất sự bất ổn sẽ không phải là vấn đề đối với chứng khoán.
Giá tiêu dùng ở Mỹ tăng 0.4% trong tháng 12. Mức tăng hàng tháng phù hợp với kỳ vọng nhưng tỷ lệ giữa các năm cao hơn một chút ở mức 1.4%. Lạm phát gia tăng là một trong những mối lo ngại chính trong năm nay và thúc đẩy khá nhiều suy đoán về việc Fed thắt chặt chính sách trước đó. Như chúng tôi đã lưu ý trong phần hôm qua, còn quá sớm để nói về việc thắt chặt nhưng đây là một trong những lý do chính khiến đồng USD đang giao dịch cao hơn so với tất cả các đồng tiền chính.
EUR/USD đã trải qua ngày thứ ba liên tiếp dưới đường MA-20. Nếu nó phá vỡ dưới 1.2130, chúng ta có thể thấy sự sụt giảm nhanh chóng xuống mức thấp nhất của ngày 9/12 là 1.2060. Bên cạnh các hạn chế chặt chẽ hơn ở Đức và cảnh báo của chính phủ rằng các biện pháp phong tỏa có thể được duy trì trong 8 đến 10 tuần nữa, Chủ tịch ECB Lagarde cho biết họ đang theo dõi diễn biến tỷ giá hối đoái rất chặt chẽ. Thành viên Villeroy của ECB nói rõ hơn, nói rằng họ đang theo dõi những tác động tiêu cực. Với các hạn chế dự kiến sẽ duy trì trong suốt tháng 1 và tháng 2 ở nền kinh tế lớn nhất của Khu vực đồng tiền chung châu Âu, khó có thể thấy tỷ giá EUR/USD dao động gần mức cao nhất 2.5 năm qua lâu hơn nữa. Chúng tôi tiếp tục tìm kiếm một sự điều chỉnh ngắn hạn sẽ đưa cặp tiền này chạm mức 1.20.
Aussie và Kiwi kéo dài khoản đà giảm khi Trung Quốc buộc Úc chính trị hóa một thương vụ M&A vì lý do an ninh quốc gia. Các ca nhiễm Covid-19 mới ở Trung Quốc cũng đạt mức cao nhất trong 5 tháng, làm dấy lên lo ngại rằng virus đang bùng phát trở lại trong khu vực. Đồng CAD giảm nhẹ một phần nhờ dữ liệu lạm phát mạnh hơn.