[Series Chiến thuật Giao dịch của Quang Sơn] Martingale (Phần 2) - xu hướng luôn luôn là bạn...của người khác!
Trong phần 1, tôi đã giới thiệu đến các bạn chiến thuật giao dịch Martingale và một số đặc điểm cố hữu của nó. Ở phần 2 này, chúng ta sẽ bàn về một số cách và công thức để có thể áp dụng Martingale vào trading một các an toàn hơn và tổng hợp lại điểm mạnh cũng như điểm yếu của hệ thống này
1. Hãy tránh xa thị trường có xu hướng.
“Trend is your friend”, chắc hẳn bạn biết câu nói nổi tiếng này, nhưng đáng tiếc điều này lại không đúng với Martingale. Trái lại, những đợt “trending”mạnh của thị trường cũng chính là lúc hạ màn của những hệ thống Martingale với thông số rủi ro quá cao.
Theo kinh nghiệm của tôi, chiến thuật này phát huy hiệu quả nhất trong thị trường sideway/dao động trong biên độ giá, và bằng việc giữ rủi ro trên các vị thế mở ở mức nhỏ so với tổng vốn đầu tư, hay nói cách khác là giảm thiểu đòn bẩy, hệ thống Martingale của bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để vượt qua được những giai đoạn thua lỗ mà không cần đến sự trợ giúp của 114.
Vậy làm thế nào để xác định thị trường sideway? Có rất nhiều phương pháp, trong bài viết này tôi sẽ chỉ đưa ra một số cách để các bạn tham khảo chứ không đi sâu vào phân tích những phương pháp này, tôi khuyến khích các bạn nên tự tìm hiểu, thử áp dụng, và tìm ra phương thức phù hợp nhất đối với phong cách giao dịch của mình.
- Và còn nhiều phương pháp khác....
Thực tế, chiến thuật Martingale vẫn có thể sống sót qua giai đoạn trending của thị trường, nhưng với điều kiện phải có những đợt sóng điều chỉnh (pullback) đủ mạnh. Do vậy, lời khuyên của tôi là bạn nên cân nhắc thật kỹ lưỡng đặc tính của thị trường mà bạn định áp dụng hệ thống này, không nên dùng nó trên những cặp tỷ giá thường có xu hướng breakout/trending mạnh.
2. Tính toán giới hạn thua lỗ.
Một trong những điểm cốt yếu khi bắt đầu sử dụng Martingale là bạn phải tính toán được khối lượng tối đa mà bạn có thể rủi ro. Sau khi xác định được nó chúng ta có thể điều chỉnh những thông số khác của hệ thống. Để giữ sự đơn giản, tôi sẽ dùng số nhân 2 trong hệ thống Martingale truyền thống trong tính toán
Số lot tối đa = 2số bước giá
Khối lượng tối đa mà bạn có thể nắm giữ trong một thời điểm sẽ quyết định số bước giá mà bạn có thể “nhồi” trước khi toàn bộ vi thế phải đóng lại, hay nói cách khách là giới hạn số lần “gấp thếp” của bạn. Ví dụ, nếu tổng trạng thái nắm giữ của bạn không được vượt quá 256 lot, điều đó có nghĩa là bạn không thể nào “nhồi” lệnh quá 8 lần.
Thua lỗi tối đa(tính theo pip) sẽ được tính như sau:
Thua lỗ tối đa = (2n-1) x s
Trong đó: n là số lần nhồi lệnh
s là số pip của mỗi bước giá
Vậy, giả sử bạn đang nhồi lệnh đến lần thứ 8 với tổng số lot đang nắm giữ là 256, và với bước giá là 40 pip mỗi lần, đóng lệnh tại lần nhồi thứ 8 khi giá chưa quay trở lại sẽ gây tổn thất khoảng 10,200 pip, đóng lệnh tại bước thứ 9 tổn thất sẽ là 20,440 pip.
Những cách tính này không quá phức tạp, bạn hoàn toàn có thể tự tạo cho mình một bảng tính riêng với Excel và sau đó có thể thay đổi thông số để tự thử nghiệm những cách sử dụng Martingale khác nhau.
Bởi vì Martingale là một hệ thống mang tính rủi ro cao, lời khuyên của tôi đó là bạn không nên rủi ro quá 5%/tổng vốn đầu tư/1 vòng lặp của hệ thống, đây là một trong những cách quản lý vốn hữu hiệu để đối mặt với những thời kỳ thua lỗ cũng như tăng tốc trong giai đoạn sinh lời, tôi sẽ quay trở lại phân tích về những cách quản lý vốn – position sizing trong những bài viết sau.
3. Tìm điểm vào lệnh.
Trong thực tế, Chiến thuật Martingale vẫn cần phải có điểm “trigger” để bắt đầu chuỗi mua bán. Bất cứ tín hiệu đảo chiều/reversal nào trong trading đều có thể dùng được, tất nhiên tín hiệu càng đáng tin cậy thì hiệu suất của hệ thống sẽ càng cao.
Đây là một ví dụ rất thô sơ và đơn giản, bạn có thể áp dụng và kết hợp nhiều cách phức tạp hơn để tìm được những điểm vào lệnh tốt hơn, ví dụ như hành động giá, phân kỳ, rsi, MACD hoặc bất kỳ chỉ báo nào mà bạn thấy có hiệu quả.
Điều mấu chốt ở đây đó là những đợt breakout mạnh mẽ và dứt khoát, đẩy thị trường đi theo xu hướng sau đó thường sẽ khiến hệ thống này đến hạn mức thua lỗ tối đa. Do đó, theo quan điểm của tôi, chúng ta nên tránh áp dụng chiến thuật này khi ở giá đang ở gần những mốc kháng cự/hỗ trợ quan trọng, trong điều kiện mức độ biến động đang thu hẹp (volatility squezee), và trước khi những tin tức quan trọng được tung ra.
4.Xác định mức Take Profit và Stop loss
Đây là bước mang tính cá nhân nhất trong hệ thống này, có hai điểm mà bạn phải tự tìm ra câu trả lời cho mình đó là:
- Quyết định mức giá/bước giá để gấp đôi vị thế.
- Quyết định mức take profit cho toàn bộ hệ thống.
Khi nào thì nên “nhồi” lệnh? – đây là một trong những điểm cốt yếu của chiến thuật này. Nhồi lệnh với bước giá quá nhỏ, bạn sẽ mắc phải việc vào lệnh quá quá nhiều và nắm giữ khối lượng vượt sức chịu đựng của tài khoản, còn nếu chọn bước giá quá lớn, hệ thống Martingale của bạn sẽ khó có thể phát hiệu quả của việc double-down.
Việc gấp đôi vị thế cũng phải được tính toán dựa trên khung thời gian giao dịch, độ biến động (Volatility) của thị trường tại thời điểm đó cùng rủi ro tối đa có thể gặp phải. Chúng ta nên có bước giá lớn hơn cho những thị trường có Volatility lớn và ngược lại, không có con số nào là hữu hiệu nhất ở đây.
Khi nào thì take profit? – Chỉ nên chốt lời khi tổng tất cả các vị thế trong hệ thống Martingale đang ít nhất có lợi nhuận dương. Martingale, cùng với Grid, là 2 chiến thuật cần có sự ổn định trong cách tiếp cận và do đó, bạn cần phải coi tất cả các vị thế đang có như là một tổng thể chứ không phải là những trade riêng biệt.
Chốt lời bao nhiêu là đủ? – tương tự như tính toán cho việc nhồi lệnh, điều này phụ thuộc vào khung thời gian giao dịch và độ biến động của thị trường mà bạn áp dụng Martingale. Không có con số xác định cho vấn đề này, tuy nhiên nhìn chung các chiến thuật Martingale đều có một mức take profit khá nhỏ, trung bình từ 10-50 pip. Có một vài lý do cho việc TP ngắn này như sau:
- Một mức take profit gần sẽ có tỷ lệ thắng cao hơn, do đó bạn có thể đóng toàn bộ vị thế sớm với mức lợi nhuận nhỏ.
- Tuy mức chốt lời nhỏ, tuy nhiên với lợi nhuận đều đặn và khối lượng vào lệnh được gia tăng khi tài khoản tăng trưởng (bạn còn nhớ quy tắc 5% tôi đẫ đề cập ở trên chứ?), bạn vẫn sẽ tận dụng được lãi suất kép và có mức lợi nhuận tốt.
Tổng quát về những ưu và nhược điểm của Martingale
Ưu điểm:
- Hệ thống này có những quy tắc rõ ràng và do đó khá dễ dàng để tuân theo hoặc lập trình thành Robot/EA trading
- Martingale cho lợi nhuận ổn định có thể ước đoán được và gia tăng một cách tuyến tính nếu sử dụng hợp lý trong thị trường phù hợp.
- Không cần phải dự đoán quá nhiều về xu hướng của thị trường.
- Có khả năng “cứu” tài khoản của bạn trong một nốt nhạc, và tất nhiên điều ngược lại cũng đúng ^^.
Nhược điểm:
- Như đã đề cập ở trên, nếu bạn không có khả năng đưa ra quyết định vào lệnh với tỷ lệ thắng lớn hơn trò chơi tung đồng xu, tất cả những gì chiến thuật này mang lại chỉ là trì hoãn thua lỗ.
- Rủi ro trên từng vị thế nhồi lệnh tăng theo cấp số nhân – trong khi đó lợi nhuận chỉ gia tăng tuyến tính. Do đó Lợi nhuận bạn có được ổn định trong một thời gian dài có thể dễ dàng bị xóa sạch chỉ với một lần “bad luck”
- Tỷ lệ Risk:Reward thấp
- Chứa đựng rủi ro “cháy” tài khoản rất cao nếu không được tính toán kỹ càng và thực thi một cách kỷ luật.
Trên đây là những chia sẻ tôi tổng hợp được từ những nguồn thông tin khác nhau cũng như từ chính những trải nghiệm của bản thân. Martingale là một chiến thuật được có mức độ rủi ro rất cao, do đó tôi không khuyến khích các bạn sử dụng chiến thuật này. Và một điều cực kỳ quan trọng cần phải lưu ý đó là các bạn không nên áp dụng nó vào trading khi chưa được thử nghiệm qua backtest và demo. Bài viết mang tính chất chia sẻ kiến thức, do đó tôi sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm nào đối với các khoản lợi nhuận hay thua lỗ trong giao dịch của các bạn khi các bạn áp dụng chiến thuật này.