“Sợ hãi tột độ” quay trở lại với thị trường chứng khoán Mỹ
Nguyễn Mai Vinh
Junior Analyst
Giới đầu tư Hoa Kỳ lần đầu tiên đối mặt mức báo động (Extreme Fear) sau 6 tháng, theo chỉ số “Sợ hãi và tham lam” (Fear and Greed Index) của CNN.
Chỉ số “Sợ hãi và tham lam”, sử dụng dữ liệu đầu vào chủ đạo là chỉ số VIX, hay còn được gọi là “thước đo nỗi sợ hãi” của Phố Wall, chạm mức "extreme fear" (Sợ hãi tột độ) lần đầu tiên vào ngày 15/3 năm nay, thời điểm thị trường quay cuồng vì sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley.
Theo dữ liệu của FactSet, VIX đã tăng lên ngưỡng 18.70 vào thứ Tư, mức cao nhất kể từ ngày 25/5.
Ngoài VIX, thước đo này còn kết hợp các số liệu khác, bao gồm số lượng cổ phiếu niêm yết trên sàn NYSE giao dịch ở mức cao nhất so với số lượng giao dịch ở mức thấp nhất trong 52 tuần.
Hoạt động trên thị trường quyền chọn cũng được kết hợp dưới dạng tỷ lệ put/call 5 ngày, hiện ở mức 1.07, cũng là đỉnh kể từ tháng Ba.
Điều đó báo hiệu rằng nhu cầu quyền chọn bán đã vượt qua nhu cầu quyền chọn mua, một cách để nhà đầu tư đặt cược rằng một loại cổ phiếu nào đó sắp giảm mạnh. Quyền chọn cung cấp cho người nắm giữ quyền (nhưng không bắt buộc) mua hoặc bán ở mức giá đã thỏa thuận trước ngày hết hạn.
Điều thú vị là, dữ liệu đầu vào duy nhất của chỉ số này không cho thấy mức độ “sợ hãi” hoặc “sợ hãi cực độ” là chênh lệch của trái phiếu giá trị thấp và trái phiếu đầu tư, chúng không tăng nhiều mặc dù lợi suất trái phiếu chính phủ dài hạn tăng lên.
Chứng khoán Mỹ biến động trong cả ngày thứ Tư khi S&P 500 cố gắng tránh ngày giảm thứ 5 trong 8 phiên gần nhất. S&P 500 tăng 0.2% trong phiên giao dịch gần đây vào thứ Tư, trong khi Nasdaq Composite tăng 0.5% và Dow Jones giảm 16 điểm, tương đương 0.1%, xuống 33,599.
Chứng khoán Mỹ trượt dốc kể từ khi Fed dự báo sẽ duy trì mục tiêu lãi suất chính sách trên 5% cho đến năm 2024, lâu hơn so với kỳ vọng của các nhà đầu tư. Các nhà phân tích cho rằng lợi suất trái phiếu chính phủ tăng và đồng đô la mạnh lên là nguyên nhân gây ra nhiều tai ương cho thị trường chứng khoán phố Wall.
MarketWatch