"Sóng" phố Wall dội vào châu Á: Cổ phiếu rầm rộ tăng điểm!
Thái Linh
Junior Editor
Chứng khoán ở châu Á “theo chân” sự phục hồi ở Phố Wall khi các nhà đầu tư bỏ qua việc Joe Biden kết thúc chiến dịch tái tranh cử để tập trung vào sự khởi đầu của mùa thu nhập của khối ngành công nghệ.
Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương chấm dứt mức giảm kéo dài ba ngày khi cổ phiếu từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc tăng điểm khi mở cửa, theo sau mức tăng 1.1% của S&P 500. Thu nhập từ Tesla và Alphabet sẽ được công bố vào thứ 3 tuần sau.
Định giá cao và sự yếu kém theo mùa đã đưa ra một số cảnh báo về sự sụt giảm cổ phiếu, trong đó các nhà giao dịch cũng phải đối mặt với những bất ổn chính trị. Tuy nhiên, ngay cả khi tin tức tràn lan về quyết định từ bỏ “cuộc đua” của ông Biden và bà Kamala Harris trở thành ứng cử viên tranh cử chức tổng thống, thị trường nhìn chung vẫn không biến động nhiều vào thứ 2. Sự biến động giảm khi lượng người mua vào sau khi giá giảm tăng lên.
Tom Esaye từ The Sevens Report cho biết: “Sự thay đổi chính trị này sẽ không làm thay đổi đáng kể hướng đi của thị trường. Hướng đi của S&P 500 vẫn sẽ được quyết định bởi tăng trưởng kinh tế.”
Gần 2/3 số người trả lời cuộc khảo sát Markets Live Pulse của Bloomberg kỳ vọng mùa thu nhập sẽ tiếp thêm sinh lực cho kinh tế Mỹ. Chỉ số của “Magnificent Seven” tăng khoảng 2.5%, dẫn đầu là cổ phiếu Tesla và Nvidia. Chỉ số Nasdaq Golden Dragon China, thước đo cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Mỹ, tăng 2.8%.
Lợi suất TPCP Mỹ ổn định trước khi công bố các số liệu về nền kinh tế cũng như thước đo lạm phát ưa thích của Fed trong tuần này. Trong phần lớn tháng 7, việc đặt cược vào kịch bản cắt giảm lãi suất vào tháng 9 đã khiến trái phiếu kỳ hạn ngắn tăng giá – thu hẹp chênh lệch với các trái phiếu kỳ hạn dài hơn.
Sự lạc quan mùa thu nhập đạt mức kỷ lục
Lợi suất TPCP Úc tăng, trong khi AUDUSD gần như đi ngang sau sáu ngày sụt giảm do giá hàng hóa thấp hơn. USD ổn định trong đầu phiên Á.
USDJPY dao động gần mức 157 trước cuộc họp chính sách của BoJ vào tuần tới. Theo một nguồn tin cho biết, các quan chức BoJ nhận thấy mức chi tiêu yếu kém đang làm phức tạp thêm quyết định về việc có nên tăng lãi suất trong tháng này hay không.
Ở những nơi khác ở châu Á, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman sẽ trình bày ngân sách vào thứ 3, đưa ra các ưu tiên kinh tế của chính phủ liên minh mới dưới thời Thủ tướng Narendra Modi.
Sau khi thúc đẩy sự phục hồi của chứng khoán Mỹ phần lớn thời gian của năm, các ông lớn công nghệ đã “rơi vào ngõ cụt” trong tuần trước. Các nhà đầu tư chuyển từ cổ phiếu vốn hóa lớn sang các cổ phiếu rủi ro hơn, thúc đẩy bởi việc đặt cược vào Fed cắt giảm lãi suất và mối lo ngại về nhiều hạn chế thương mại đối với các nhà sản xuất chip.
Các chiến lược gia tại Viện đầu tư BlackRock đang nhấn mạnh lại niềm tin đối với chứng khoán Mỹ sau khi S&P 500 ghi nhận tuần tồi tệ nhất trong ba tháng.
“Chúng tôi coi những đợt sụt giảm là cơ hội để đầu tư vào cổ phiếu,” một nhóm do Wei Li dẫn đầu đã viết. Các chiến lược gia cho biết: So với những biến động trong ngắn hạn của các cổ phiếu vốn hóa nhỏ, các công ty công nghệ lớn có thể sẽ tiếp tục thúc đẩy mức lợi nhuận cho nhà đầu tư khi mang lại dữ liệu thu nhập tích cực cho thị trường.
Theo các chiến lược gia của JPMorgan Chase & Co., ước tính lợi nhuận cho S&P 500 trong quý 2 không bị cắt giảm nhiều như trước đây, một dấu hiệu cho thấy mùa thu nhập này sẽ không gây thất vọng. Một nhóm do Mislav Matejka dẫn đầu cho biết dự đoán thường giảm 5% trong ba tháng trước khi có kết quả, nhưng lần này là khoảng 1%.
Về mặt hàng hóa, dầu ổn định gần mức đáy trong 5 tuần sau khi các cố vấn giao dịch hàng hóa ghi nhận một đợt sụt giảm.
Các sự kiện chính trong tuần này:
- Báo cáo niềm tin của người tiêu dùng khu vực eurozone, thứ 3
- Doanh số bán nhà hiện có ở Mỹ, thứ 3
- Thu nhập của Alphabet, Tesla, LVMH, thứ
- Quyết định lãi suất của Canada, thứ 4
- Doanh số bán nhà mới của Mỹ, S&P Global PMI, Thứ 4
- Thu nhập của IBM, Deutsche Bank, Thứ 4
- Môi trường kinh doanh IFO Đức, thứ 5
- GDP của Mỹ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu, hàng hóa lâu bền, thứ 5
- Thu nhập cá nhân của Mỹ, PCE, tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan, Thứ 6
Một số động thái chính trên thị trường:
Cổ phiếu
- HĐTL S&P 500 giảm 0.1% vào lúc 7 giờ sáng giờ Việt Nam
- HĐTL Hang Seng tăng 0.4%
- Topix của Nhật Bản tăng 0.5%
- S&P/ASX 200 của Úc gần như đi ngang
- HĐTL Euro Stoxx 50 tăng 1.6%
- HĐTL Nasdaq 100 giảm 0.2%
Tiền tệ
- Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index gần như đi ngang
- EURUSD gần như đi ngang ở mức 1.0890
- USDJPY tăng 0.1% lên 156.88
- USDCNH gần như đi ngang ở mức 7.2963
- AUDUSD gần như đi ngang ở mức 0.6639
Tiền điện tử
- Bitcoin giảm 0.9% xuống còn 67,546.73 USD
- Ether giảm 1.5% xuống còn 3,438.95 USD
Trái phiếu
- Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm gần như đi ngang ở mức 4.25%
- Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản tăng 2 bps lên 1.060%
- Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Úc tăng 4 bps lên 4.34%
Hàng hóa
- Giá WTI giảm 0.2% xuống 78.28 USD / thùng
- Vàng giao ngay gần như đi ngang
Bloomberg