Chỉ số S&P 500 đóng cửa giảm 0.39%, Dow Jones tăng nhẹ 0.08%, còn Nasdaq 100 giảm 1.16% trước sự suy yếu của mảng công nghệ, với cổ phiếu Tesla giảm gần 6% sau tin Elon Musk đang rút lui khỏi thương vụ mua lại Twitter. Nhiều nhà phân tích cho rằng Musk chưa bao giờ có ý định mua lại công ty này, mà thay vào đó, ông đã lấy cớ để bán Tesla trong lúc giá đang cao mà không gây hoảng loạn.
Sắp tới, mọi con mắt sẽ đổ dồn vào doanh số bán lẻ của Mỹ vào thứ Ba để đánh giá xem liệu người Mỹ có tiếp tục duy trì mức tiêu dùng mạnh dù thu nhập thực tế giảm hay không.
Để củng cố tâm lý và giảm bớt lo ngại về suy thoái, báo cáo doanh số bán lẻ cần cho thấy rằng hoạt động tiêu dùng tại Mỹ vẫn duy trì tốt nhờ bảng cân đối kế toán vững chắc và lương tăng trong bối cảnh thị trường lao động thắt chặt. Mặt khác, nếu dữ liệu gây thất vọng và cho thấy chi tiêu chậm lại, tâm lý của các nhà đầu tư có thể xấu đi hơn nữa, mở đường cho chứng khoán tiếp tục đà giảm. Xét cho cùng, không có kịch bản nào tồi tệ hơn là tình trạng lạm phát tăng vọt, tăng trưởng trì trệ và lãi suất cao.
Phân tích kỹ thuật S&P500
S&P 500 chào tuần mới khá ảm đạm sau đà tăng hôm thứ Sáu và chưa có dấu hiệu cho thấy thị trường sẽ phục hồi. Bất chấp đợt giảm vào thứ Hai, chỉ số đã giữ trên hỗ trợ quan trọng tại mức tâm lý 4,000. Kháng cự trước mắt nằm ở 4,060, tiếp theo là 4,115 và 4,165.
Mặt khác, nếu động lực bán vẫn mạnh và thị trường giảm xuống dưới vùng 4,000 một cách dứt khoát, chỉ số có thể kiểm tra lại đáy năm 2022 tại 3,858. Việc phá vỡ mức này sẽ xác nhận S&P 500 bước vào thị trường giảm, khi đã giảm 20% kể từ đỉnh
Biểu đồ S&P500 (D1)