Sự chậm lại của nền kinh tế Mỹ làm thị trường toàn cầu “rung chuyển”

Sự chậm lại của nền kinh tế Mỹ làm thị trường toàn cầu “rung chuyển”

Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

16:00 06/08/2024

Những lo ngại về sự chậm lại của nền kinh tế Mỹ đã gia tăng vào thứ Hai, với sự rút lui trên các thị trường bắt đầu vào tuần trước đã trở thành một cuộc bán tháo cổ phiếu toàn cầu.

Sự hỗn loạn này là ví dụ mới nhất về cách các lực lượng kinh tế riêng biệt có thể tác động lên thị trường, khiến cổ phiếu của các công ty sụt giảm hàng tỷ USD giá trị. Trong trường hợp này, việc đồng yên tăng giá nhanh chóng trong tuần qua đã làm gián đoạn dòng vốn toàn cầu, thúc đẩy sự rút lui của một số khoản đầu tư phổ biến.

Đợt bán tháo nhanh chóng lan rộng thành lo ngại lớn hơn rằng Fed có thể đã chờ quá lâu để bắt đầu cắt giảm lãi suất, đe dọa sức mạnh của nền kinh tế Mỹ.

Những lo ngại đó càng trầm trọng bởi báo cáo việc làm của Mỹ được công bố vào thứ Sáu, cho thấy việc tuyển dụng lao động chậm lại đáng kể, với tỷ lệ thất nghiệp chạm đỉnh trong gần ba năm. Cổ phiếu châu Á, châu Âu và Mỹ đều giảm mạnh.

Các chỉ số cổ phiếu lớn sựt giảm

Ở Phố Wall, S&P 500 giảm 3%, mức giảm trong ngày lớn nhất kể từ tháng 9/2022.

Trong khi một số nhà đầu tư coi đợt bán tháo là tín hiệu cho thấy nền kinh tế có nguy cơ suy thoái, những người khác lại cho rằng động thái này là kết quả của việc rút lui khỏi các khoản cược quá mức, đặc biệt là đối với cổ phiếu công nghệ và AI. Mặc dù gần đây đã giảm, S&P 500 vẫn tăng gần 9% trong năm.

Andrew Brenner, giám đốc bộ phận trái phiếu quốc tế tại National Alliance Securities cho biết: “Thị trường hơi mất kiểm soát. Đây đơn giản chỉ là kết quả của sự hoảng loạn. Điều này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng và có thể kéo dài trong vài tuần”.

Hầu như không có lĩnh vực nào trong thị trường tài chính thoát khỏi sự hỗn loạn khi các nhà đầu tư rút tiền và tìm nơi trú ẩn khỏi sự suy thoái trên diện rộng. HĐTL dầu, vàng và crypto cũng sụt giảm. Một số cổ phiếu công nghệ lớn - có ảnh hưởng mạnh lên thị trường - đã lao dốc, và chỉ số Nasdaq Composite công nghệ đã giảm khoảng 3.4%. Tại châu Âu, chỉ số Stoxx 600 đã giảm 2.2%.

Các động thái này là sự đảo ngược mạnh mẽ trên các thị trường chứng khoán lớn, phần lớn năm qua đã chạm nhiều mức cao kỷ lục mới, được thúc đẩy bởi sự lạc quan về việc lạm phát hạ nhiệt, thị trường lao động vững chắc và triển vọng công nghệ AI. Sự hỗn loạn cũng xảy ra trong thời gian giao dịch trầm lắng thường thấy vào mùa hè, có thể dẫn đến những biến động đột ngột và nghiêm trọng về giá.

Hoạt động bán tháo đặc biệt rõ rệt ở Nhật Bản, nơi đang gia tăng lo ngại về tác động của đồng yên tăng mạnh lên nền kinh tế. Chỉ số Nikkei 225 giảm 12.4% vào thứ Hai, mức giảm trong ngày lớn nhất, vượt qua mức giảm trong vụ sụp đổ Black Monday vào tháng 10/1987.

Jesper Koll, giám đốc công ty dịch vụ tài chính Monex Group, cho biết: “Triển vọng trở nên u ám hơn đối với Nhật Bản, vì đồng yên mạnh lên sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty, đặc biệt là các công ty lớn phụ thuộc vào việc xuất khẩu ra nước ngoài. Các nhà đầu tư thường lao vào mua cổ phiếu khi giá giảm mạnh, nhưng điều đáng lo ngại là chúng ta không thấy người mua”.

Đồng yên mạnh hơn cũng làm suy yếu một số khoản đầu tư toàn cầu được thực hiện khi đồng tiền này giảm giá, đóng vai trò là chất xúc tác thúc đẩy việc bán tháo rộng rãi hơn trên các thị trường, vốn đã lo ngại rằng giá cổ phiếu đã tăng quá cao và quá nhanh. Một giao dịch phổ biến trong số một số nhà đầu tư là việc vay bằng đồng yên, sau đó đầu tư vào các thị trường như Mỹ. Nhưng khi sức mạnh của USD bắt đầu đảo ngược trong năm nay, lợi nhuận từ giao dịch đó cũng bị kéo xuống.

Nỗi lo ngại của một số nhà đầu tư là đợt bán tháo có thể bắt đầu tự tăng lên, vì việc bán tháo dẫn đến lệnh gọi ký quỹ - khi các nhà đầu tư được yêu cầu nộp thêm tiền mặt để bù đắp các khoản lỗ được thực hiện bằng tiền vay - lệnh gọi ký quỹ dẫn đến việc bán tháo nhiều hơn khi các nhà đầu tư huy động thêm tiền để bù đắp cho khoản nợ.

Nhưng cũng có những lý do khiến các nhà đầu tư phải nhìn nhận cơn hoảng loạn gần đây. Và ngay cả khi cổ phiếu lao dốc vào thứ Hai, một số dữ liệu vẫn tiếp tục vẽ nên bức tranh về một nền kinh tế đang mở rộng, giúp làm chậm lại tốc độ bán tháo vào buổi chiều. Báo cáo việc làm hôm thứ Sáu - mặc dù yếu hơn dự kiến ​​- cho thấy việc tuyển dụng vẫn tiếp tục với tốc độ đủ nhanh để hấp thụ những người lao động mới gia nhập thị trường.

Greg Daco, nhà kinh tế trưởng tại công ty kế toán EY, đề cập đến sự sụp đổ của thị trường: "Điều này có vẻ như là phản ứng thái quá, đặc biệt là khi xét đến dữ liệu kinh tế hạn chế và thông báo của Fed dự kiến được đưa ra ​​trong tuần này”.

Austan Goolsbee, chủ tịch Fed Chicago, cũng cho rằng đợt bán tháo của thị trường là phản ứng thái quá đối với báo cáo việc làm gần đây nhất của Mỹ. Nhưng ông thừa nhận rằng sự chậm lại trong dữ liệu việc làm là điều đáng lo ngại. Ông cho biết: “Đang có một số cảnh báo về thực tiễn nền kinh tế”.

Các nhà kinh tế ngày càng lo ngại rằng Fed đang chậm trễ trong việc cắt giảm lãi suất và sẽ phải cắt giảm một cách nhanh chóng khi họ cố gắng ngăn chặn nền kinh tế suy yếu thêm.

Các nhà đầu tư đang kỳ vọng vào việc cắt giảm lãi suất 50 bps tại cuộc họp tiếp theo của Fed vào ngày 17-18/9, thay vì cắt giảm 25 bps. Một số thậm chí còn dự đoán rằng Fed có thể cắt giảm lãi suất trước thời điểm đó, trong một cuộc họp khẩn cấp không theo lịch trình.

Những nhà kinh tế thận trọng đã phản đối ý tưởng đó, lưu ý rằng các NHTW thường dành các đợt cắt giảm khẩn cấp cho những thời điểm thị trường hỗn loạn và không hoạt động bình thường.

Các nhà kinh tế kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách của Fed sẽ cắt giảm lãi suất mạnh mẽ ngay khi họ bắt đầu. Ông Goolsbee cho biết: “Việc thắt chặt chỉ diễn ra trong trường hợp bắt buộc, việc giữ lãi suất quá cao khi lạm phát hạ nhiệt có thể khiến thị trường việc làm gặp rủi ro”.

Sự hỗn loạn vào thứ Hai cũng trở thành một yếu tố trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, cựu tổng thống Donald J. Trump biến điều này thành một vũ khí chính trị. “Thị trường chứng khoán đang sụp đổ, số liệu việc làm rất tệ, chúng ta đang hướng đến Thế chiến thứ III và chúng ta có hai trong số những nhà lãnh đạo bất tài nhất trong lịch sử”, ông viết trong một bài đăng trên Truth Social vào thứ Hai.

The New York Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ