AUD giảm vào thứ Sáu do USD phục hồi. Sự phục hồi của đồng USD được cho là do lập trường hawkish của Fed về việc duy trì lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn. Bên cạnh đó, RBA thể hiện lập trường ít hawkish hơn vào hôm thứ Ba đang tạo áp lực kép lên cặp tiền.
Gần đây có khá nhiều chuyện lùm xùm liên quan đến kim loại quý này. Cơn bão tiền mã hóa, đặc biệt là Bitcoin, và nhiều cổ phiếu khác đã làm tăng kỳ vọng rằng Vàng và Bạc đã không còn được coi là công cụ phòng ngừa rủi ro. Khi đà tăng giá này vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều cổ phiếu và lĩnh vực khác, Vàng và Bạc đã giao dịch đi ngang trong hơn 6 tháng qua. Xu hướng này sẽ kết thúc khi nào và như thế nào?
Các báo cáo rằng kế hoạch kích thích tài khóa của chính quyền Biden có thể đạt mức 2 tỷ USD đã làm hồi sinh Chỉ số DXY trong hôm nay, nhưng không có dấu hiệu nào về sự “breakout” ra khỏi kênh xu hướng kéo dài kể từ tháng 6/2020.
Thỏa thuận thương mại Brexit "hời hợt" vào phút chót là không đủ để đưa GBP/USD bứt phá mốc 1.37. Thêm vào đó, đà phục hồi của đồng Bạc Xanh những ngày gần đây cũng là lý do để tìm kiếm một cơ hội Short GBP/USD.
Vàng đã lấy lại “sự huy hoàng” của nó vào tháng 12, tăng từ $1,765 lên vùng $1,880. Giá kim loại này tăng gần đây chủ yếu do bình luận của Fed đã củng cố triển vọng suy yếu của đồng Dollar. Với việc Cục Dự trữ Liên bang có khả năng duy trì chính sách nới lỏng và Quốc hội đang hướng tới một gói kích thích tài khóa khác, đồng Bạc Xanh suy yếu và kỳ vọng lạm phát gia tăng là điều khó có thể tránh khỏi.
Hiện tại, việc Vàng từ chối phục hồi mặc dù chỉ số DXY đang tạo các mức đáy mới là một ví dụ về việc kim loại quý này đang cố chống lại xu hướng. Điều tương tự cũng xảy ra với Bạc và cổ phiếu các công ty khai thác. Xu hướng này, trong suốt lịch sử gần đây, ngụ ý rằng khi giá trị của đồng USD càng mạnh thì giá vàng càng giảm - và ngược lại. Vậy chuyện gì đang xảy ra? Khi Vàng đáng ra phải tăng do DXY suy yếu, tại sao nó lại không như vậy?
Bạc vẫn còn một số chặng đường để đi trước khi chạm đáy. Kim loại này đã không phục hồi mặc dù DXY suy yếu (Vàng và cổ phiếu của các công ty khai thác cũng không tăng) và thị trường chứng khoán tăng cao hơn. Bạc có triển vọng tươi sáng ở phía trước, nhưng phải chờ đến khi nó vượt qua xu hướng giảm gần đây. Và xin hãy nhớ rằng, Bạc - người em trai biến động mạnh hơn của Vàng - dễ bị biến động giá đột ngột hơn khi các Trader có xu hướng chờ “buy on dips”.
Theo truyền thống, các nhà đầu tư kỳ vọng thị trường tài chính sẽ yên tĩnh và ít biến động trong các tuần giao dịch bị rút ngắn do nghỉ lễ. Thường có ít người tham gia hơn và ít thanh khoản hơn khi các nhà đầu tư điều chỉnh vị thế của họ và đóng trạng thái sớm. Tuy nhiên, năm 2020 là một năm kỳ lạ và chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy các mức đỉnh và đáy mới được thiết lập ở các cặp tiền trong tuần này.
Hỗ trợ (Support) và Kháng cự (Resistance) là một công cụ mạnh mẽ trong giao dịch và hầu hết các chiến lược đều sử dụng phân tích Hỗ trợ/Kháng cự dù ít hay nhiều. Các vùng Hỗ trợ và Kháng cự thường xuất hiện xung quanh các khu vực quan trọng mà giá thường xuyên tiếp cận rồi sau đó đảo chiều. Bài viết này sẽ giải thích Hỗ trợ và Kháng cự là gì và giới thiệu các chiến lược giao dịch Hỗ trợ và Kháng cự phổ biến.
Sau sự phục hồi mạnh mẽ của giá vàng vào thứ Sáu tuần trước, nhiều chỉ báo kỹ thuật đang cho thấy tín hiệu bullish. Nhưng chớ vội vui mừng vì giá vàng cần phải vượt qua $1980 để xác nhận xu hướng tăng trung/dài hạn.
Sự gia tăng trong số ca nhiễm COVID-19, cùng với những dự báo không tốt về thị trường lao động và sự phục hồi kinh tế của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục củng cố nhu cầu với vàng