Fed vừa phát đi tín hiệu bắt đầu thu hẹp nới lỏng và lịch sử cũng chỉ ra rằng mỗi chu kỳ thắt chặt của cơ quan này đều kết thúc bằng một cuộc suy thoái
Xu hướng phẳng dần hơn nữa của đường cong lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ có thể gặp nhiều thách thức, do động thái này đã đạt đến các mức cực đoan, theo chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) 14 ngày. Đường cong kỳ hạn 5 năm-10 năm phẳng dần dường như rõ nét nhất, ở mức RSI là 23.3. Nói chung, chỉ có kỳ hạn 2 năm đã ghi nhận mức cực đoan của RSI đạt trên 70 sau đợt bán tháo sau cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang. Điều này cho thấy trái phiếu kỳ hạn 2 năm khó có thể bị bán tháo mạnh hơn trong ngắn hạn.
Trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc đang tăng sau cuộc họp của Fed đêm qua, nó có thể sẽ đi ngang trong thời gian tới với việc cơ quan tiền tệ này một lần nữa thông báo rằng họ không quá háo hức khi nghĩ đến việc thắt chặt chương trình mua tài sản.
Dù kết quả cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vào thứ Sáu như thế nào, đường cong lợi suất TPCP Nhật Bản đã phẳng đi rõ ràng và xu hướng này sẽ tiếp diễn.
USD/JPY sẽ vẫn giữ xu hướng tăng, ngay cả khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản chấp nhận để lợi suất TPCP Nhật Bản tăng cao hơn tại cuộc họp chính sách vào thứ Sáu tới. Cặp tiền này vốn đang chạy theo chênh lệch lợi suất được điều chỉnh theo lạm phát giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản kể từ cuối năm 2020.
Fed đã tăng cường dự báo lạm phát của họ nhưng điều này vẫn chưa đủ để điều chỉnh dot plot cho thấy Fed sẽ tăng lãi suất vào năm 2023. Với việc Fed cần nhìn thấy bằng chứng kinh tế thực sự phục hồi trước khi nghĩ đến việc tăng lãi suất, lợi suất kỳ hạn ngắn sẽ khó tăng mạnh , đặt nền tảng giúp cho đường cong lợi suất trở nên dốc hơn.