GBP vẫn chịu áp lực ngày hôm nay so với USD và EUR. Bên cạnh đó ECB đang có phần diều hâu hơn một chút so với Fed, trong khi BOE dự kiến chấm dứt thắt chặt trước.
Đồng Yên tăng trong phiên thứ Hai (19/12) khi có thông tin rằng chính phủ Nhật Bản chuẩn bị sửa đổi tuyên bố chung với Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) về mục tiêu lạm phát của ngân hàng này, khả năng có sự điều chỉnh trong chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của BOJ.
GBP có vẻ sẽ kết thúc tuần với áp lực nặng nề so với USD, với dữ liệu kinh tế yếu ớt vào thứ Sáu làm dấy lên lo ngại về suy thoái đối với nền kinh tế Anh.
Đà tăng vọt của EUR/GBP trong tuần này có thể là khúc dạo đầu cho một giai đoạn dài hạn chứng kiến sức mạnh của đồng euro trong những tháng tới. Ngân hàng Trung ương châu Âu đã hoàn toàn vượt qua Ngân hàng Anh, và sự phân kỳ chính sách có thể mở rộng vào năm 2023.
Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) dự kiến cũng sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản giống như Dự trữ Liên bang (Fed) vào thứ Năm (15/12). Tất cả các ngân hàng đều đang dốc sức chống lại lạm phát đang mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Nhưng các kịch bản mà họ phải đối mặt đều hơi khác nhau.
Đồng bạc xanh sụt giảm sau khi báo cáo lạm phát thấp hơn dự kiến vào thứ Ba. Trong thời gian tới, những bình luận của Chủ tịch Fed Powell và Chủ tịch ECB Lagarde sẽ là chìa khóa cho động thái tiếp theo đối với cặp tiền EUR/USD.
Chỉ số CPI của Anh giảm xuống mức 10.7% hàng năm, từ 11.1% trong tháng 10. Đóng góp lớn nhất vào sự suy yếu đến từ chi phí vận tải (7.2% so với 8.9%), đặc biệt là nhiên liệu động cơ (17.2% so với 22.2%) và ô tô đã qua sử dụng (-5.8% so với -2.7%).
Tỷ giá GBP/USD bị mắc kẹt trong phạm vi 3 ngày và rất cần chất xúc tác. Trong khi đó, dữ liệu tiền lương của Vương quốc Anh tăng 6.1% theo năm, mạnh nhất kể từ năm 2001. Ngoài ra, báo cáo CPI của Hoa Kỳ sẽ chiếm tâm điểm trước các cuộc họp của Ngân hàng Trung ương.