Đồng Dollar giao dịch cao hơn so với tất cả các đồng tiền chính vào thứ Năm, ngoại trừ đồng Yên Nhật. Cục Dự trữ Liên bang họp vào tuần tới và việc thắt chặt chính sách nhanh hơn được thị trường kỳ vọng rộng rãi.
Các chuyên gia y tế trên khắp thế giới đang lo lắng về Omicron, nhưng các nhà đầu tư thì không - ít nhất là qua mức tăng 2% của chứng khoán và sự phục hồi của đồng Dollar.
Đồng đô la đã tăng mạnh so với tất cả các đồng tiền lớn khác sau khi tổng thống Joe Biden tái đề cử chủ tịch Powell cho chiếc ghế lãnh đạo Fed. Bà Lael Brainard, đối thủ xứng tầm duy nhất của ông, sẽ trở thành phó chủ tịch, thay thế ông Richard Clarida khi ông miễn nhiệm đầu năm sau.
Nhu cầu đồng đô la đã tăng mạnh sau doanh số bán lẻ tăng tháng thứ ba liên tiếp. Nhu cầu tiêu dùng đã được kỳ vọng từ trước, nhưng tăng trưởng tổng tiêu thụ cùng với chi tiêu các mặt hàng ngoài ô tô đều vượt kỳ vọng.
Đồng suy yếu hơn so với tất cả các đồng tiền chính vào phiên đầu tuần mặc dù báo cáo việc làm tốt và lợi suất TPCP Mỹ tăng. Đồng bạc xanh thường đi theo lợi suất khi triển vọng sáng sủa hơn cho nền kinh tế Mỹ thúc đẩy kỳ vọng tăng lãi suất, một điều có thể khiến nhu cầu mua vào USD tăng lên.
Vậy là Fed đã chính thức thắt chặt. Bắt đầu từ tháng này, họ sẽ cắt 15 tỷ USD mỗi tháng (10 tỷ trái phiếu kho bạc và 5 tỷ chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp) khỏi chương trình nới lỏng định lượng (QE). Tới tháng 6/2022, QE sẽ chấm dứt hoàn toàn. Fed đã nói rằng các gói kích thích kinh tế đại dịch có thể được rút dần khi nền kinh tế đã đạt được những “tiến triển đáng kể” từ tháng 12/2020.
Chứng khoán Mỹ nới rộng đà tăng vào thứ Ba và sự cải thiện về khẩu vị rủi ro đã đẩy các nhà đầu tư rời khỏi các đồng tiền trú ẩn để chuyển sang các đồng tiền rủi ro hơn, điều này giải thích tại sao đồng USD đóng cửa ngày thấp hơn so với tất cả các đồng tiền chính mặc dù lợi suất trái phiếu kho bạc có mức tăng mới.
Thị trường tiền tệ và cổ phiếu tăng cao hơn trong phiên vừa qua, với Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng hơn 500 điểm. Đây là mức tăng mạnh nhất trong một ngày của chỉ số Dow trong gần 3 tháng gần đây. Nhờ có dữ liệu kinh tế tốt và các báo cáo thu nhập tốt hơn mong đợi, “reflation trade” đã quay trở lại.
Đồng Euro chạm mức thấp nhất trong năm so với đồng Dollar vào thứ Ba sau giảm thấp hơn trong năm tuần qua. Hiệu quả kinh tế và định hướng chính sách tiền tệ là hai động lực quan trọng nhất của dòng chảy tiền tệ và trong trường hợp của đồng Euro, cả hai đều chỉ về hướng suy yếu hơn nữa.
Thị trường FX sẽ đón chờ nhiều báo cáo và các số liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ, Úc, New Zealand và châu Âu. Các trader nên trông đợi điều gì trong tuần này?
Bảng lương phi nông nghiệp sẽ được công bố tối nay, và các nhà đầu tư đang mong chờ những con số tích cực: tăng trưởng việc làm dự kiến sẽ đạt 500,000 người, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống ít nhất 5.1%. Đồng đô la Mỹ ổn định trước báo cáo, tăng nhẹ so với hầu hết các loại tiền tệ chính.
Các nhà đầu tư đã bắt đầu tuần giao dịch bận rộn này với những lo ngại về cách chính sách của ngân hàng trung ương sẽ thay đổi theo hướng phục hồi rộng hơn. Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones giảm hơn 300 điểm và trong khi những sự sụt giảm này thường do các dấu hiệu suy yếu của nền kinh tế, thì những thay đổi chính sách tiềm năng để đáp ứng với sự phục hồi cũng có thể làm suy giảm tâm lý thị trường. Sự gia tăng của lợi suất trái phiếu kho bạc và sự phục hồi của các cặp chéo đồng yên Nhật ngày hôm nay cho chúng ta thấy rằng tâm lý ngại rủi ro không phải là chủ đề chính.