JPY đang giao dịch ở mức đáy trong 24 năm so với USD khi chênh lệch lợi suất ngắn hạn giữa hai nước tiếp tục tăng. Lợi suất TPCP Nhật kỳ hạn 2 năm giảm 8bp, trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn hai năm của Mỹ ở mức 3.51%, cao nhất trong 15 năm.
Hội nghị G7 họp mặt hôm nay để áp trần giá dầu Nga. Anh mong muốn có thỏa thuận hạ giá dầu và giảm doanh thu dầu Nga, khiến việc tài trợ cho “hoạt động đặc biệt” của Nga tại Ukraine khó khăn hơn.
Chỉ số S&P 500 kết thúc phiên tăng 0.30% sau khi test đáy trước đó. HĐTL đang hướng tới khởi đầu nhẹ nhàng cho phiên hôm nay. Lập trường FED hawkish và triển vọng kinh tế Trung Quốc thiếu ổn định đang cản trở triển vọng tăng trưởng toàn cầu.
Chứng khoán Mỹ phục hồi hôm thứ Năm, với S&P 500 và Nasdaq 100 lần lượt tăng 0.3% và 0.02% trong khi Russell 2000 giảm hơn 1% chịu áp lực bởi giá dầu thô. Triển vọng thị trường Châu Á - Thái Bình Dương không mấy khả quan do đồng Đô la Mỹ tăng phi mã.
Hoạt động sản xuất của Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề với đơn đặt hàng mới giảm mạnh nhất kể từ tháng 10 năm 2020. Định hướng chính sách tiền tệ trên toàn cầu tiếp tục là động lực cho thị trường ngoại hối, đặc biệt là hai cặp EURJPY và USDJPY.
Đồng AUD tiếp tục suy yếu so với đồng bạc xanh vào sáng nay khi các thị trường toàn cầu tiếp tục giữ tâm lý risk-off. Thành viên FED bà Mester đã dự đoán lãi suất trên 4% với kỳ vọng không cắt giảm lãi suất trong 2023.
Dầu thô giao dịch quanh mức đáy hàng tuần ($88.27) bất chấp tồn trữ dầu Hoa Kỳ giảm mạnh. Giá dầu có thể tăng trở lại từ mức đáy hàng tháng ($85.73) sau khi kiểm tra đường SMA 50 ngày ($96.34).